“Tôi có hơn một giờ trực tuyến với Đức Phanxicô và đây là những gì tôi học được”

138

“Tôi có hơn một giờ trực tuyến với Đức Phanxicô và đây là những gì tôi học được”

fr.aleteia.org, Pierre Durieux, 2020-06-16

Ngày 29 tháng 5, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Nhóm Ladarô, Đức Phanxicô có buổi video-hội thảo với các thành viên của Nhóm. 

Hậu trường của buổi gặp gỡ không thể tưởng tượng này của Đức Phanxicô với các bạn trẻ của Nhóm Ladarô. Một cuộc đối thoại đặc biệt và cũng là bài học cho cuộc sống.

Các bạn tưởng tượng mình đang ở trong một cuộc họp video-hội thảo. Và Giáo hoàng trực tiếp đến trả lời các câu hỏi của các bạn. Đây là cả một ngạc nhiên cho các thành viên Nhóm Ladarô, một tổ chức giúp các bạn bụi đời cùng sống chung với các bạn trẻ đã có nghề nghiệp. Theo lẽ có 200 thành viên cùng đi gặp Đức Phanxicô, nhưng vì đại dịch Covid-19 nên chỉ có 10 người đi. Vì thế họ làm video-hội thảo với tất cả bạn cùng thuê nhà ở Pháp, Bỉ và Tây Ban Nha. Một buổi tiếp kiến rất riêng tư nhưng lại thành công cộng vì Tòa Thánh cho phép phát video. Câu chuyện từ bên trong một buổi gặp khó có thể xảy ra.

1- Đức Phanxicô có thì giờ

Thật là kỳ lạ cho điều đã xảy ra, khi chúng ta biết lịch làm việc của các bộ trưởng như thế nào thì Đức Giáo hoàng lại nói chuyện với chúng tôi một giờ rưỡi! Buổi tiếp kiến dài chừng ấy giờ, chuyện không bao giờ xảy ra! Chín mươi phút, qua đó mỗi người có thể thấy phẩm chất sự hiện diện của ngài cho người khác. Chín mươi phút này, các thư ký không làm phiền ngài, điện thoại không reo, chỉ có ánh mắt nhìn và lời nói của ngài dành cho chúng tôi, làm cho chúng tôi nghĩ, dưới mắt ngài chúng tôi là những người duy nhất trên thế gian này. Ngài là người có trách nhiệm cả hoàn vũ, nhưng ngài ở đây như một người ông dành toàn giờ cho con cháu mình sau ba tháng cách ly. Đây là bài học đầu tiên của buổi gặp gỡ này: “Bạn không có thì giờ nhưng Đức Giáo hoàng có thì giờ”.

2- Vatican chăm sóc chúng tôi

Trên phương tiện truyền thông chúng ta thường nghe báo chí nói các điều tiêu cực về công việc ở Vatican, và trên thực tế chính Đức Phanxicô không phải lúc nào cũng châm chước cho họ, nhưng một nhóm nhỏ như nhóm chúng tôi, thì đây là dịp để chúng tôi thấy tất cả sự tế nhị của những người đón chúng tôi ở Nhà Thánh Marta. Chúng tôi cần wifi, cần dây điện nối, cần ly nước, chúng tôi đến sớm: tất cả đều dễ dàng như chúng tôi là những người được chờ từ lâu, như chúng tôi là những nhân vật quan trọng, chúng tôi là những người nghèo cuối cùng của những người nghèo! Một trong các thư ký của ngài đơn sơ nói với chúng tôi: “Đó là giáo hoàng của các con, ngài thích những chuyện tự phát, các con cứ tự nhiên!” Bài học thứ hai: “Bạn đo lường tầm mức minh triết của một người qua phẩm chất những người chung quanh họ.”

Đối thoại với Nhóm Ladarô: “Hoặc con thuộc về Chúa, hoặc con thuộc về của cải tiền bạc” (5)

3-  Đức Thánh Cha, người đơn giản

Trong những năm vừa qua có rất nhiều vấn đề về giáo quyền trong Giáo hội. Đúng là bản chất thiêng liêng của một số chức vụ đã làm cho một số người khó đến gần; lỗi của họ, không thể tưởng tượng được; tội lỗi của họ, tội ác của họ, không thể chịu đựng được. Đức Phanxicô, trong khi trao đổi với chúng tôi ngài cho biết có một số chuyện ngài không thể tha thứ được, có một vài quyết định khó khăn vì ngài thiếu can đảm, buổi chiều khi ngài làm phút hồi tâm, đôi khi ngài buồn vì xấu hổ. Chúng tôi đứng trước mặt người kế vị Thánh Phêrô, trên viên đá này Giáo hội được xây, nhưng viên đá này không phải là khối bê tông cốt sắt… Khi ngài chào từ giã chúng tôi, ngài nói: “Các con cầu nguyện cho cha! Công việc của cha không phải dễ.” Bài học thứ ba: “Phêrô cũng là đất sét.”

Đối thoại của Đức Phanxicô với Nhóm Ladarô: Phẩm giá là gì? (2)

4- Giáo hoàng, người hào hoa

Đức Phanxicô xin một ly nước cho cô thông  dịch viên, ngài ngừng lại thật lâu ở ý cầu nguyện của cô Charlotte, một trong các cô thuê nhà chung của chúng tôi; vì lý do y tế trong lúc này, ngài không thể nhận lời mời ăn trưa của anh Christian, một người thuê nhà chung khác, nhưng ngài tặng chúng tôi quà để chúng tôi có thể đi ăn ở Rôma. Bài học thứ tư: “Khi bạn không thể chấp nhận lời mời của một người nghèo, thì ít nhất bạn không để họ ra về bụng đói.”

5- Giáo hoàng còn ở ngoại vi hơn cả ngoại vi

“Các vùng ngoại vi hiện sinh là trung tâm trái tim của Chúa”, ngài mở rộng một trong các chủ đề giáo huấn chính yếu của ngài. Cô Timothée, người trách nhiệm một trong các nhà của Nhóm Ladarô hỏi, điều gì tạo cho ngài cảm hứng trong dụ ngôn ông Ladarô, vì đó là tên của Nhóm. Ngài giải thích, trong dụ ngôn này, Ladarô là người duy nhất có tên vì ông “ở trong giới hạn”, mỗi người đều có tên của mình, đó là căn tính, trong giới hạn riêng của mình. Bài học thứ năm: “Chính khi vượt quá “cái ngoại vi” bên trong của mình mà mình mới có thể mang trọn ý nghĩa.”

Đối thoại của Đức Phanxicô với Nhóm Ladarô: “Ladarô ở Vatican?” (6)

6- Con thực sự xứng đáng

Trả lời câu hỏi thế nào là một đời sống xứng đáng, Đức Phanxicô trả lời không ngạc nhiên, phẩm chất không tùy thuộc vào việc mình làm, vẻ bề ngoài hay những gì mình thành công nhưng tùy thuộc vào ba chuyện: ý nghĩa của thực tế, tính khiêm tốn và nhu cầu của người khác. Chính xác ngài nói, “nhân phẩm là cách mỗi người sống trước mặt Chúa và trước mặt người khác”. Đó là nhận ra “chúng ta là con của Chúa.” Bài học thứ sáu: Chúng ta có thể giàu hay nghèo, làm thiện nguyện hay người ‘cùng thuê nhà’ sống khổ cực ở Nhóm Ladarô, nhưng không chắc đã xứng đáng như mình nghĩ.”

Đối thoại của Đức Phanxicô với Nhóm Ladarô: Phẩm giá là gì? (2)

7- Yêu thương là sành điệu!

“Ngày nay làm thế nào để làm chứng?” Đức Phanxicô trả lời: “Sống Tin Mừng trên bàn tay và trong trái tim… sống theo phong cách Tin Mừng”. Chính xác ngài nói, trước hết là không nói, nhưng có một đời sống gây cảm hứng. Khi chúng tôi hỏi ngài có một câu hỏi nào đặt cho chúng tôi, ngài chất vấn chúng tôi: “Đâu là lòng quảng đại của các con?” Chắc chắn người hỏi câu này là người kế vị người mà Chúa Giêsu đã hỏi ba lần “con có yêu Ta không?”

Bài học cuối cùng: “Nói ít để yêu nhiều hơn.”

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Đức Phanxicô đối thoại với Nhóm Ladarô