Phục sinh năm 2020: Với coronavirus, Đức Phanxicô đã sống lại!

617

Phục sinh năm 2020: Với coronavirus, Đức Phanxicô đã sống lại!

marianne.net, Constance Colonna-Cesari, 2020-04-13

Đức Phanxicô sẽ là người lãnh đạo duy nhất thành công thoát ra được cuộc khủng hoảng Covid-19 không? Buổi lễ cầu nguyện ngày thứ sáu 27 tháng 3 để xin chấm dứt đại dịch đã có con số kỷ lục người xem trên trang Vatican. Và con số này còn tăng hơn nữa trong Tuần Thánh và cuối tuần Phục Sinh.

Nhà vatican học Vatican Politi, tác giả quyển “Sự Cô độc của Đức Phanxicô” (La Solitude de François) một tiểu luận xuất bản trong những ngày này ở Pháp  cho biết: “Với sự xuất hiện của Covid-19, Giáo hội có thể đã biến mất hoàn toàn khỏi mọi ra-đa. Ban đầu cuộc khủng hoảng này có nguy cơ chiếm độc quyền chiến thắng về mặt khoa học và chính trị; nhưng Giáo hoàng đã dành lại dây cương và đã chiếm lại tất cả không gian!”

Sự can thiệp đầu tiên chưa từng có của Giám mục giáo phận Rôma: chuyến đi trên vỉa hè vắng vẻ con đường Via del Corso, ngay trung tâm thành phố Rôma chiều chúa nhật 15 tháng 3. Đức Phanxicô hành hương đến nhà thờ San Marcello, nơi cây thánh giá “nhiệm mầu” được rước kiệu trong thời gian bệnh dịch lớn ở Rôma năm 1522.

Nấm mồ hàng giáo sĩ Ý phải chịu

Chiều thứ sáu 27 tháng 3, tại Quảng trường Thánh Phêrô trống vắng tuyệt vọng, Đức Phanxicô lại xuất hiện trở lại, trong cơn mưa như trút nước, cây thánh giá “nhiệm mầu” được đặt trên bàn thờ. Ngài đọc lời ban phép lành cho thành phố Rôma và cho thế giới urbi et orbi: “Tất cả chúng ta bị kẹt trong một cơn bão bất ngờ và dữ dội giáng xuống”. Một sáng kiến ngài quyết định thực hiện để xin chấm dứt đại dịch và để tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến các bác sĩ, các người chăm sóc, người bán hàng, các tình nguyện viên, các giáo sĩ, các nhân viên an ninh, “những vị thánh trước cửa” như ngài đã nói sau đó. Mười một triệu người theo dõi trực tiếp.

Linh mục Federico Lombardi, cựu phát ngôn viên Tòa Thánh trả lời cho báo Marianne: “Trong tình huống như vậy, trước đây trong toàn lịch sử nhân loại chưa bao giờ có chuyện này xảy ra, ngài thành sứ giả của một sự hiện diện rất sống động và cụ thể của Giáo hội trong sự đau khổ của thế giới. Và qua lời đơn sơ và chân thành của ngài, ngài đã chạm vào lòng mọi người.”

Giáo hoàng và Giáo hội công giáo vững mạnh trong thử thách này dường như là chuyện hiển nhiên đối với ngài. Và hơn thế nữa khi Giáo hội đối diện với sự mất mát lớn lao mà hàng giáo sĩ phải chịu, nhất là ở Ý. Hơn 100 linh mục mà một phần tư trong số này là các giám mục giáo phận Bergamo đã chết vì coronavirus.

Một “lãnh đạo toàn cầu?”

Nhưng về mặt chính trị, triều giáo hoàng này  có thể hưởng lợi từ cơn gió thứ hai trong đại dịch. Trước hết trong nội bộ: trong Giáo hội và ở giáo triều, chính quyền trung ương của Giáo hội. Đức Phanxicô có nhiều đối thủ từ hàng ngũ bảo thủ nhất của các tòa giám mục Mỹ và châu Âu, môi trường thù địch đối với một số tiến bộ về giáo điều của ngài, cũng như các cam kết của ngài liên quan đến Hồi giáo, đến người di dân, đến kinh tế. Từ nay các đối thủ này không còn có cùng một sự tự do để diễn tả. Thậm chí còn có ít khả năng công cụ hóa các vụ tai tiếng ấu dâm của Giáo hội, như họ đã thường xuyên làm từ năm 2018. Trong lĩnh vực này, Đức Phanxicô có thể an lòng trong những ngày này. Một tin vui khác, Đức Hồng y George Pell vừa được Tòa Tối cao Úc tha bổng ngày 7 tháng 4; đây là vũ khí không còn lợi hại trong tay kẻ thù của ngài.

Liệu triều giáo hoàng này có được hưởng cùng một đà như thế trên chính trường quốc tế không? Nhà kinh tế học, linh mục Dòng Tên người Pháp Gaël Giraud rất thuyết phục về điều này: “Vì thế giới nhận ra rằng, đối diện với hầu hết các hỗn loạn của các nhà lãnh đạo chính trị chúng ta, ngược lại, Đức Phanxicô là một nguyên thủ quốc gia thực sự, một người có khả năng theo đuổi ở cương vị lãnh đạo toàn cầu như ngài đã cho thấy, chẳng hạn qua thông điệp về môi sinh Chúc Tụng Chúa Laudato Si!” mà theo Linh mục Giraud Đức Phanxicô là người thực sự có tầm nhìn. Sứ thần Tòa Thánh tại Pháp, Đức Giám mục Celestino Migliore cũng cho biết: “Đức Phanxicô là nhà lãnh đạo vừa sáng suốt vừa sáng tạo; một nhà lãnh đạo mà tôi thật sự tự hào được phục vu.”

Đoàn kết của tổ chức Công giáo

Xuất thân từ miền bắc nước Ý, nhà ngoại giao Giáo hội Migliore nêu bật cách quản lý hoàn hảo trong cuộc khủng hoảng của Đức Phanxicô. Một mặt, Vatican là một trong những quốc gia đầu tiên ban lệnh cách ly; mặt khác, Đức Phanxicô có uy tín trong việc tuân thủ nghiêm nhặt các chỉ thị của chính quyền Ý để đối phó với thảm kịch đập mạnh vào nước Ý. Tinh thần trách nhiệm và hoàn toàn đoàn kết với nước Ý, với các bệnh nhân, bác sĩ và người chăm sóc của ngài đã làm cả nước xúc động. Và kèm theo đó là ngài khẩn cấp đáp ứng nhu cầu của các bệnh viện Ý.

Ngài cũng đã khẩn cấp gởi khẩu trang đến Vũ Hán, ngược lại Vatican cũng nhận các vật dụng y tế của Hội Chữ Thập Đó Trung quốc và cơ quan từ thiện Jinde ở Hứa Bắc tặng,

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: Đức Phanxicô, một giáo hoàng không đơn độc trong cuộc khủng hoảng coronavirus

Christophe Dickès: “Đức Phanxicô hiểu tình trạng nghiêm trọng của thời buổi”

Đức Phanxicô xem giai đoạn hiện nay là giai đoạn “mất ổn định lớn”