“Khi thời kỳ khủng hoảng chấm dứt, giáo dân sẽ nói gì về giáo phận chúng ta?”

499

“Khi thời kỳ khủng hoảng chấm dứt, giáo dân sẽ nói gì về giáo phận chúng ta?”

presence-info.ca, François Gloutnay, 2020-03-24

Theo Đức Giám mục Claude Hamelin, giám mục giáo phận Longueil, Québec, Canada “trong thời kỳ khủng hoảng, Giáo hội phải là Giáo hội ngôn sứ. Nhất là Giáo hội không nên cho nhân viên nghỉ việc.”

“Khi thời kỳ khủng hoảng chấm dứt, giáo dân  sẽ nói gì về giáo phận chúng ta? Chúng ta có muốn để lại kỷ niệm là những người chỉ biết đóng cửa nhà thờ và cho nhân viên nghỉ việc không?”

Với câu hỏi này, hôm nay giám mục giáo phận Thánh Gioan-Longueuil đưa ra câu trả lời đi ngược với một số giám mục vừa đưa ra chỉ thị cách đây vài giờ.

Theo Đức Giám mục Claude Hamelin, trong lúc khủng hoảng, Giáo hội phải là Giáo hội ngôn sứ. Nhất là không nên sa thải nhân viên nhưng cam kết với họ, những gì chúng ta làm tốt nhất là để phục vụ nhau”.

Trong thư gởi cho nhóm làm việc của ngài, cho các người có trách nhiệm trong các giáo xứ và cho các thừa tác viên trong toàn giáo phận, ngày thứ ba 24 tháng 3, giám mục viết: “Trong đầu tôi, tôi không thể nghĩ nhân viên mục vụ lại ở tuyến đầu của việc loại trừ ra khỏi xã hội mà một đại dịch có nguy cơ tạo ra cho xã hội chúng ta.”

Vài giờ sau thời gian ngài tự nguyện cách ly 14 ngày sau chuyến đi từ Rôma và Vatican về, Đức Giám mục nghe Thủ tướng Québec François Legault buộc đóng cửa các trung tâm thương mại và các hãng xưỏng cho đến ngày 13 tháng 4. Và ngài cũng nghe các nhân viên được yêu cầu ở lại phục vụ cho các tổ chức giúp đỡ những người bấp bênh nhất trong xã hội.”

Ngài viết: “Tôi chấp nhận lời kêu gọi đoàn kết này và tất cả nhân viên mục vụ của chúng tôi cũng phải làm như vậy.”

Đức Giám mục cũng biết nhiều giáo xứ vì không có thu nhập thường lệ trong các ngày chúa nhật nên khó lòng trả lương cho nhân viên. Ngài hứa trong lời tuyên bố được năm người trong ban lãnh đạo giáo phận công nhận, “chúng ta sẽ giải tỏa phương tiện tài chánh chủ yếu cho công việc này.”

Vì thế “trong vài tháng tới”, giáo hội cam kết trả lương cho nhân viên mục vụ.

Ngài khuyên ban quản trị các giáo xứ địa phương “cố gắng xem lại các ưu tiên của mình để có thể đặt việc phục vụ giáo dân lên hàng đầu.”

Như thế có thể giải tỏa một vài nghĩa vụ tài chánh nào đó, các tài sản nhà thờ được xem lại để giúp nhân viên của mình.

Đức Giám mục biết các biện pháp ngài loan báo hôm nay sẽ làm “suy yếu nguồn tài chánh của giáo phận” Nhưng đây là một “hành động mạo hiểm cần thiết.” Ngài tin chắc quyết định “táo bạo” này là quyết định duy nhất bởi vì “lòng tương trợ và gắn kết trong hy vọng là từ Chúa đến với chúng ta.”

Niềm xúc động của một nữ nhân viên mục vụ

Chỉ vài phút sau khi nhận được tin, bà Céline Wakil, nhân viên mục vụ viết trên trang Facebook của bà: “Tôi rất hãnh diện được làm việc ở giáo phận Longueuil”, giáo phận cho biết sẽ trả lương cho nhân viên phục vụ.

Bà trả lời nhà báo về tin này: “Tôi quá xúc động… tôi vẫn còn khóc. Hôm qua tôi bị choáng khi các giáo phận tuyên bố cho nhân viên nghỉ việc. Trưa nay tôi nhận e-mail này của giáo phận tôi, thật là ngoài mong chờ của tôi.”

Bà nói tiếp: “Tôi rất xúc động khi đọc bản tin, rõ ràng giáo phận giúp chúng tôi dù vì vậy mà tình trạng tài chánh của Giáo hội sẽ gặp khó khăn.”

Bà cho biết, ngay từ khi đọc các hàng đầu bức thư bà quá xúc động.

“Khi thời kỳ khủng hoảng chấm dứt, giáo dân  sẽ nói gì về giáo phận chúng ta? Chúng ta là người khép kín? Hay chúng ta là những người bị thấm nước, những người luôn phục vụ?”

Bà Céline Wakil nói: “Tôi rất rất tự hào được thuộc về giáo phận Thánh Gioan-Longueuil. Tôi thường hay nói, đây là một giáo phận luôn lên đường. Một giáo phận chín muồi trong Thần Khí.”

Mỗi giáo phận mỗi quyết định

Từ ngày thứ sáu, các giúp khác nhau loan báo “ngược với lòng”, họ phải cho nhân viên mục vụ giáo xứ và giáo phận nghỉ việc, bởi vì ”nhà thờ không nhận được nguồn tiền như thường lệ” và vì “công việc mục vụ rất hạn chế, chủ yếu là các cuộc gặp và các buổi tụ họp trong địa phận”, thứ sáu 20-3 Đức Giám mục giáo phận Rimouski xin “tạm thời cho nhân viên nghỉ việc.”

Thư của Đức Giám mục Denis Grondin  cho biết: “Các nhân viên ảnh hưởng bởi biện pháp này có thể xin ăn lương thất nghiệp khi họ nhận được giấy cho nghỉ việc tạm thời.” Trong thư gởi gởi cho các linh mục, các nhân viên mục vụ giáo xứ và giáo phận, Đức Giám mục Denis Grondin viết: “Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày 20 thág 3.”

Ngày thứ hai 22 tháng 3, Đức Giám mục Christian Rodembourg loan báo ngài cho tất cả nhân viên làm ở Trung tâm giáo phận nghỉ việc và ngài khuyên các giáo xứ của giáo phận Saint-Hyacinthe cũng nên làm như vậy. Các biện pháp như vậy cũng được giáo phận Sainte-Anne-de-la-Pocatière áp dụng. Các loan báo sẽ được đăng trên trang web của giáo phận, Đức Giám mục Pierre Goudreault nhấn mạnh, chính giáo phận là chủ các nhân viên của giáo phận và của giáo xứ, một tình trạng “duy nhất” ở bang Québec.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: Thư mục vụ của Giám mục giáo phận Montréal: Chăm sóc cơ thể, trái tim và tâm hồn