Cuộc chiến đấu thiêng liêng là gì?
croire.la-croix.com, Sophie de Villeneuve
Đối với nhiều người, cuộc chiến đấu thiêng liêng là như thánh Antôn lăn mình vào bụi gai để thoát khỏi cám dỗ thú vui xác thịt. Cuộc chiến đấu thiêng liêng, trước hết là từ bỏ để giải thoát chúng ta khỏi những gì làm chúng ta nô lệ.
Đối với nhiều người, cuộc chiến đấu thiêng liêng là như thánh Antôn lăn mình vào bụi gai để thoát khỏi cám dỗ thú vui xác thịt. Hoặc bằng nhiều cách hành xác khác nhau của một số nhà thần nghiệm. Như thử tự khổ chế thân xác là vũ khí hoàn hảo chống lại cám dỗ ngăn cản chúng ta đi theo Chúa Kitô.
May mắn thay, một số lớn các thánh, và không phải là ít, đã cho chúng ta thấy có thể làm theo cách khác. Chẳng hạn với Thánh Phanxicô Assisi, ngài xúc động vì sợi dây thắt lưng hành xác của anh em mình, ngài xin họ bỏ chúng. Như thế cho thấy cuộc chiến có thể ở nơi khác. Và vì thế cuộc chiến sẽ tốt hơn.
Đúng vậy, làm thế nào chúng ta nghĩ, có thể tiến bộ trong tình yêu Chúa mà không làm chúng ta đau khổ vì phải từ bỏ một số chuyện? “Người không cám dỗ ai, nhưng mỗi người có bị cám dỗ, là do dục vọng của mình lôi cuốn và dùng mồi mà bắt” (Gc 1,14). Cuộc đối đầu là ở đây, ở trong chính chúng ta, ở trong muôn vàn ham muốn của chúng ta, mà với mỗi người nó có một tên khác nhau, tấn công chúng ta, đôi khi rất dữ dội. Những ham muốn này, chúng ta biết rõ chúng: tiền bạc, muốn được người khác biết, danh dự, nhục dục… Ai cũng có thể tìm thấy mình trong đó.
Nhưng chúng ta cũng có thể thêm vào đó bao nhiêu bận tâm lo lắng, làm chúng ta quay mặt với Chúa, Đấng là đối tượng thiết yếu duy nhất trong các mối quan tâm của chúng ta. Cuộc chiến thiêng liêng là ở đó, và thật thiếu sót khi cho đó là một thử thách. Cụ thể là qua việc từ bỏ đam mê tình ái, từ bỏ các giấc mơ không thể đạt được, để khiêm tốn chấp nhận các giới hạn của mình.
Kiềm chế các đam mê, cấm các lo lắng, chế ngự tính ghen tị, đó là sự hung bạo mà chính mình làm cho mình. Nhưng đó là lại là sự hung bạo tốt lành mà dần dần sẽ làm cho chúng ta được bình yên và được gặp Chúa.
Pacôme Hồng Phước dịch