Các người nói nghịch với Đức Phanxicô
Linh mục Eric de Beukelaer bên phải
lalibre.be, Linh mục Eric de Beukelaer, 2020-02-06
Những người chống giáo huấn của Đức Phanxicô có thể chia thành bốn nhóm với các bức tường không được che chắn rõ rệt.
Nghịch lý. Con số các trạng sư truyền thống biện hộ cho thẩm quyền giáo hoàng đôi khi lại bác bỏ giáo huấn của Đức Phanxicô. Ngay cả không một ai chống giáo huấn của ngài mà đứng trên danh nghĩa mình là người của vị tiền nhiệm của ngài. Để giải mã vấn đề tranh cãi này thiết nghĩ cũng nên biết những người nói nghịch này và động lực của họ. Tóm lại tôi xin chia thành bốn nhóm với các bức tường không được che chắn rõ rệt:
Có những người nói nghịch vì lý do cá nhân. Đức Bênêđictô XVI kiên định trong lãnh vực giáo điều, nhưng tính tình dịu dàng. Còn Đức Phanxicô là nhà lãnh đạo, người không ngần ngại thực thi quyền hành. Cẩn thận các giám chức cản trở cho ước muốn có tinh thần đồng nghị và minh bạch tài chánh của ngài. Trong giáo triều la-mã, một số đau đớn khi họ bị loại ra một bên, vì thế họ tham gia vào việc chống đối ngài.
Có những người nói nghịch vì các lý do có tính cách xã hội. Họ là những người thừa kế Thánh Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI, những người này có một nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải chống lại các giáo điều hậu-hiện đại như thuyết tương đối hóa và chủ nghĩa siêu-cá nhân. Họ nghĩ họ dò tìm được trong điểm xoắn của diễn văn đạo đức của Đức Phanxicô, cánh cửa mở ra để phủ nhận. Tôi nghĩ họ đã lầm. Về mặt giáo điều giáo hoàng chúng ta hoàn toàn cổ điển. Là tu sĩ Dòng Tên đích thực, thừa hưởng truyền thống truyền giáo phong phú, ngài canh kỹ việc loan báo Tin Mừng trong một xã hội không còn tính cách kitô giáo. Để làm được việc này, ngài mời chúng ta triển khai một cách tiếp cận mục vụ phù hợp với những người cùng thời chúng ta, sống ở vùng ngoại vi nhiều hơn là sống trong phòng thánh. Trong đường đi này của ngài, ngài không bị cô lập. Rất nhiều cặp vợ chồng là người công giáo sâu sắc, giữ nguyên tắc của mình nhưng họ thay đổi quan điểm khi con họ lớn lên và đi theo con đường bụi đời.
Có những người nói nghịch vì lý do chính trị. Những người công giáo gần với các đảng phái mị dân, nghi ngờ về biến đổi khí hậu và theo chủ nghĩa dân tộc, họ xem tôn giáo như như dấu ấn để chỉ định bản sắc. Kết quả là họ thấy kẻ thù của họ nơi giáo hoàng này, người bảo vệ người di dân và sinh thái, người muốn là tông đồ xây cầu hơn là tông đồ xây tường giữa các dân tộc. Chúng ta nhớ bộ trưởng người Ý gần đây, cầm tràng chuỗi trong tay, ông mời mọi người la ó Đức Phanxicô. Chưa bao giờ thấy. Các phong trào này thành công ở một số người trẻ không có gốc rễ vì họ hoàn toàn làm chủ giao tiếp trên các trang mạng xã hội và trong hệ thống tin giả của họ.
Có những người nói ngược vì các lý do giáo hội. Những người này nghĩ Giáo hội trước hết là Giáo hội của hàng giáo sĩ hơn là của những người rửa tội. Vì thế họ cho kỷ luật độc thân của linh mục là bắt buộc, một bản sắc tuyệt đối của thể chế công giáo. Bao nhiêu người được rửa tội ở vùng Amazon (hay nơi khác) không đến được với Thánh Thể vì thiếu linh mục, dưới mắt họ, không thể biện minh cho một sự tiến hóa cẩn thận để có các ứng viên vào chức thánh. Đây sẽ là một “thảm họa mục vụ, một sự nhầm lẫn về giáo hội học và một sự lu mờ về khái niệm chức thánh (theo một quyển sách gần đây) hơn là tìm lại việc thực hành theo các thế kỷ đầu tiên và cho phép việc phong chức các ông đã lập gia đình và đã được công nhận (‘linh mục’’ trong tiếng hy lạp không có nghĩa là người ‘cổ xưa’ đó sao?). Nghịch lý thay chính những người này lại chấp nhận các mục sư cải cách khi trở lại công giáo được thụ phong nhưng vẫn giữ tình trạng gia đình của mình. Tầm nhìn về Giáo hội của họ khởi đi từ cương vị giáo sĩ, họ hỗ trợ việc hợp thức hóa những người đến từ hàng giáo sĩ không phải là công giáo, nhưng từ chối giảm nhẹ kỷ luật độc thân để đáp ứng cho nhu cầu của những người đã được rửa tội.
Làm thế nào để phản ứng? Chúng ta hãy dám có một cuộc thảo luận trong tình huynh đệ với những người nói nghịch này. Đó chính là ý muốn của Đức Phanxicô, thấy một nền văn hóa của tranh luận thần học được thực hiện ở cấp cao Giáo hội. Làm được việc này, chúng ta canh làm sao để có cuộc thảo luận trong tinh thần lắng nghe… “những gì Thần Khí nói với Giáo hội” (Kh. 2, 7).
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch