Vụ án Preynat sẽ đánh dấu một bước trong nhận thức của Giáo hội về tội ấu dâm
la-croix.com, Céline Hoyeau và Clémence Houdaille, 2020-01-18
Ba mươi năm sau, các tội mới bị lên án, linh mục cựu tuyên úy hướng đạo Bernard Preynat ở Sainte-Foy-lès-Lyon phạm tội ấu dâm trên rất nhiều nạn nhân đã ra tòa tiểu hình ở thành phố Lyon, nước Pháp. Vụ án là cơ hội để nhận thức sự rối loạn điều hành trong nội bộ Giáo hội và để ngăn chặn các sự việc này.
“Không được hành động theo mình mà theo luật pháp, với sự đau khổ của nạn nhân”
Đức Giám mục phụ tá giáo phận Lyon, Emmanuel Gobilliard
Cả tuần tôi nghe các cuộc tranh luận và viết vào sổ tay để phân tích những gì thiếu sót, để rút tỉa bài học và lên cơ cấu để điều này không thể xảy ra lại nữa.
Khi tôi nghe nói Bernard Preynat cắt mọi liên lạc với tổ chức Hướng đạo Pháp để thành lập một nhóm riêng cho mình, không dính vào một phong trào nào, điều này là không còn có thể. Ông một mình, ông quyết định tất cả. Điều này phải làm chúng ta báo động.
Hôm nay tôi hy vọng các chủng sinh qua chương trình Bafa, chương trình giáo dục để sinh hoạt với các trẻ vị thành niên, nhưng chắc chắn đây không phải là bằng cấp của họ, vì một linh mục không có ơn gọi để trở thành giám đốc các sinh hoạt hè. Nếu không, trong đầu các trẻ em, thẩm quyền thiêng liêng của họ sẽ luôn lẫn lộn với thẩm quyền người giám đốc, và điều này phải thay đổi, linh mục toàn quyền tập trung tất cả mọi trách nhiệm.
Cũng có các bài học được rút tỉa trong việc đào tạo xưng tội. Khi linh mục giải tội nghe lời xưng các chuyện này, ông phải từ chối tha tội và buộc họ phải ăn năn, ăn năn thật sự, đó là ý thức các việc mình làm, ra thú tội trước pháp luật. Trong trường hợp của cựu linh mục Bernard Preynat, tôi tin ông đã thú nhận trước tòa những gì ông xưng. Tôi nghĩ ông nói về “tội xác thịt”.
Và nếu tòa hỏi các chi tiết chính xác, ông có thể nói “tôi đã phạm tôi ô uế” hay “tôi đã thủ dâm”. Nhưng kinh nghiệm của tôi, và kinh nghiệm của các đồng nghiệp của tôi, không bao giờ một người phạm tội ấu dâm lại thú nhận tội của mình trong tòa giải tội. Điều này luôn mờ ám và tôi nghĩ, sau khi đã đi khám bác sĩ tâm thần, việc dỡ bỏ bí mật tòa giải tội sẽ chặn khả năng lấy được lời thú tội hiếm hoi này và sẽ phản tác dụng.
Trong tuần này, tôi đã đặt mình bên cạnh các nạn nhân trong phòng xử, vì giáo phận trước hết phải ở bên cạnh những người cần nâng đỡ nhất. Chính vì vậy chúng ta cần theo dõi cơ chế này. Trong quá khứ chúng tôi đã quá bảo vệ thể chế. Dĩ nhiên Giáo hội vẫn là một thể chế của con người, sẽ luôn có các sai lầm, và chúng tôi vẫn còn phải làm việc nhiều với nạn giáo quyền. Nói rằng “tất cả đã ổn định” cũng đã là giáo quyền.
Về các vấn đề này, từ lâu chúng tôi vẫn nằm trong tình trạng chủ quan và đưa ý kiến. Những gì qua phiên tòa Preynat, và trước đây, Lời Giải thoát và phiên tòa của hồng y Barbarin đã làm thay đổi, đó là nhận thức mà tất cả tín hữu kitô biết phải làm gì trong trường hợp nghi ngờ có tội phạm hay tội ác vi phạm đến trẻ vị thành niên. Không được hành động theo mình mà theo luật pháp, với sự đau khổ của nạn nhân.
Chính sự khách quan này mà chúng ta phải đạt được. Từ nay chúng tôi liên lạc trực tiếp với phó công tố viên, tháng 9 vừa qua chúng tôi đã phát lên mạng 12 video giáo dục, để có tiếng nói cho tất cả những người trong cuộc, các chuyên gia, các nạn nhân trong cuộc chiến chống ấu dâm. Các video này chúng tôi cung cấp cho các linh mục, các phó tế, các giáo dân làm việc trong giáo phận và bây giờ chúng tôi cung cấp cho các lớp dạy và các phong trào công giáo.
“Hiểu và trước hết phải bảo vệ nạn nhân”
Bác sĩ Marie-Jo Thiel, thần học gia và giáo sư môn luân lý ở Đại học Strasbourg (1)
Theo tôi, vụ án Preynat ở Pháp cũng giống vụ bồi thẩm đoàn ở Pennsylvania, nước Mỹ cách đây hai năm. Các vụ này giúp cho xã hội hiểu thế nào là lạm dụng tình dục trên trẻ em, thế nào là rối loạn chức năng ở mọi cấp bậc trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội, như các bài viết của bà Vanessa Springora nói về vụ nhà văn Gabriel Matzneff lạm dụng tình dục trên trẻ vị thành niên.
Ngay cả ngày nay, người công dân, giáo dân, các người có trách nhiệm trong Giáo hội cũng chỉ mới bắt đầu hiểu chiều sâu của việc rối loạn chức năng này và nó ảnh hưởng đến các nạn nhân như thế nào.
Vụ án này cho chúng ta thấy thế nào là đồi trụy. Nhờ các phản hồi của giới truyền thông, dù chúng ta cảm thấy một sự chán ngấy nào đó, nhưng chúng ta hiểu hơn thế nào là hai mặt, chia rẽ, tự mê; làm thế nào một người có quyền lực, được ca tụng lại là người săn mồi đáng gờm, nhận thức các việc mình làm, nhưng lại không tỏ ra hối hận chút nào; người luôn ở dưới sự chi phối, giảm thiểu tối đa các sự việc và không nhìn thấy sự đau khổ của người khác.
Trong vụ án này, chúng ta nhận ra cựu linh mục Bernard Preynat đã nhiều lần nói ra các hành vi của mình và cấp trên của ông không để ý đến. Họ đã biết và không hành động thích ứng. Kể cả trong những năm 2000-2010, khi chúng tôi bắt đầu làm việc về các vấn đề này với Hội đồng Giám mục Pháp. Đây là điều không thể chấp nhận được. Điều này minh chứng cho thấy, các giáo phận như giáo phận Paris, Strasbourg và các giáo phận khác đã hiểu khi ký các thỏa thuận với pháp luật, rằng Giáo hội không thể tự mình tiến hành các cuộc điều tra để làm sáng tỏ các sự việc.
Một điểm rất quan trọng của tự sắc Các con là ánh sáng thế gian (Vos estis lux mundi) được công bố vào tháng 5 năm 2019, buộc các linh mục phải báo cáo các vụ lạm dụng mà họ biết. Nhưng điều này vẫn còn tính cách biểu tượng, vì nhiều linh mục đã được đào tạo để bảo vệ Giáo hội trên hết. Vụ án này cho thấy phải bảo vệ nạn nhân trên hết; theo Phúc âm Thánh Mát-thêu, đoạn 25 họ là hình ảnh của Chúa Kitô. Báo cáo các vụ lạm dụng không làm hại cho Giáo hội! Và cũng không phải là chuyện tùy chọn. Gần đây một linh mục nói với tôi: “Không dễ để tố cáo anh em mình…”
Cựu linh mục Bernard Preynat đã giải thích nhiều lần ông đã xưng tội các hành vi của mình. Cần phải tiến tới vấn đề này, nhưng không đặt lại vấn đề bí mật tòa giải tội, để linh mục có thể hoãn việc tha tội khi người này chưa tự tố cáo mình; và đáng tiếc là người đồi trụy có thể chấp nhận lời yêu cầu của người giải tội, nhưng sẽ không tuân thủ…
Cuối cùng, có thể đây là lần đầu tiên chúng ta thấy các hành vi này đã gây chấn thương như thế nào cho các nạn nhân về lâu về dài. Và đó là sự xét xử trung lập, pháp luật đã công nhận điều này.
(2) Tác giả “Giáo hội công giáo đứng trước các vụ lạm dụng tình dục trên trẻ vị thành niên (L’Église catholique face aux abus sexuels sur mineurs, Marie-Jo Thiel, nxb. Bayard)
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm:Bernard Preynat: Các bài học của một vụ ngoại thường