Họp Hội đồng Giám mục Pháp ở Lộ Đức, chứng từ của một nạn nhân

119

Họp Hội đồng Giám mục Pháp ở Lộ Đức, chứng từ của một nạn nhân

la-croix.com, Céline Hoyeau, 2018-11-03

118 Giám mục Pháp họp ở Lộ Đức từ ngày 3 tháng 11 đến 8 tháng 11-2018

Ngày thứ bảy, ngày đầu tiên của cuộc họp toàn thể các giám mục Pháp ở Lộ Đức, bảy nạn nhân của các vụ lạm dụng tình dục sẽ được các giám mục đón tiếp.

François, giám đốc đã về hưu, đã lập gia đình và là người cha gia đình, hoạt động tích cực trong một phong trào của Giáo hội, ông sẽ phát biểu trước các giám mục chiều thứ bảy 3 tháng 11 – 2018. Từ 8 đến 15 tuổi, ông là nạn nhân của các vụ sờ mó của cha xứ, bạn của gia đình.

La Croix: Điều gì thúc đẩy ông nói lên?

François (ẩn danh): Chứng từ của các thành viên trong tổ chức Lời Được Giải Phóng đã giúp tôi nói lên và quyết định làm chứng. Nhưng tôi mong giữ ẩn danh vì ngoài vợ tôi, thì gia đình tôi chưa biết việc này. Đây là một tổn thương và tôi không muốn áp đặt tổn thương này lên người khác.

Một nhà tâm lý học, bà theo dõi tôi về các vấn đề thể lý đã giúp tôi ý thức về các sờ mó mà tôi đã bị cha xứ của giáo xứ tôi, một người bạn gia đình đã gây tổn thương cho tôi từ khi tôi lên 8 đến 15. Tôi tiếp xúc lại với nhà dòng của linh mục, người bây giờ đã chết… Họ coi nhẹ các sự việc, vì thế đã thúc đẩy tôi hành động. Tôi viết thư cho nhiều giám mục. Tháng 8 – 2018, Giám mục Luc Crepy đã gọi cho tôi và ngài đề nghị tôi đến Lộ Đức.

Tâm trạng của ông như thế nào trước cuộc gặp này với các giám mục?

Tôi khá tin tưởng vì sức mạnh của sự thật luôn quan trọng. Đơn giản là phải có thì giờ, chúng tôi không tự dối mình. Tôi đặt tôi vào cương vị của thánh  Bernadette: “Tôi không có nhiệm vụ làm cho bạn tin, tôi có nhiệm vụ làm cho bạn biết chuyện này”. Tôi không đến Lộ Đức cho chính tôi, nhưng đến để đại diện cho tất cả các nạn nhân. Ý muốn chung của chúng tôi là giúp Giáo hội. Và chúng tôi sẽ bắt đầu nói với các giám mục lời nói của Thánh Gioan-Phaolô II: “Xin quý vị đừng sợ!”

Ông chờ gì ở cuộc gặp gỡ này?

Tôi có nhiều sứ điệp cần truyền đạt, tôi hy vọng sẽ làm được vì thời gian hội thảo rất ngắn, phải có thì giờ để trình bày… Mục tiêu khiêm tốn của tôi là đưa ra các đề nghị của chúng tôi.

Tôi muốn hành động của các giám mục thực sự đặt các nạn nhân vào trọng tâm, trong khi bây giờ các giám mục cho chúng tôi có cảm tưởng công việc của họ là tìm cách bảo vệ thể chế. Thách thức đối với tôi là phải chuyển từ văn hóa bí mật và phủ nhận sang văn hóa minh bạch và trách nhiệm. Chúng tôi có cảm tưởng Giáo hội vẫn còn khó khăn để làm bước nhảy văn hóa này.

Là tín hữu kitô dấn thân, tôi đã mệt mỏi khi thấy một số ít con chiên ghẻ đã làm hoen ố hình ảnh Giáo Hội và chức thánh. Tôi không hiểu vì sao các giám mục lại không chủ động hơn trong việc đưa cuộc khủng hoảng này lên bàn mổ để giải quyết. Họ chưa nắm lấy hết trách nhiệm. Thường thì thái độ của họ là để thời gian trôi qua. Họ có rất nhiều tiến bộ trong việc quản lý giao tiếp và quản lý khủng hoảng của mình.

Trong tất cả các tổ chức đều có kẻ phạm tội, tất cả đều đã có thể trải qua khủng hoảng. Điều này không đáng xấu hổ. Tuy nhiên, điều đáng xấu hổ là khi chúng ta phủ nhận nó. Nó phản tác dụng, vừa làm mờ hình ảnh của mình, vừa làm mờ uy tín của mình. Tốt hơn là khiêm tốn chấp nhận trách nhiệm của mình, dù như thế nào, khi là giám mục và khi chúng ta xử lý sai các vấn đề này trong giáo phận của mình, thì phải giữ minh bạch hơn là che giấu để rồi cuối cùng ai cũng biết …

Đâu là các sứ điệp khác ông muốn nói lên?

Trước hết tôi sẽ rất chú ý đến các chữ, bởi vì chúng tạo ra một tư thế. Tôi thực sự không thích các chữ như “lạm dụng tình dục” hay “linh mục ấu dâm”. Đối với tôi, chúng ta đang đối phó với những kẻ phạm tội, những người phạm tội dâm dục với trẻ em. Một vài giám mục có khuynh hướng xem thường chuyện này hoặc giảm thiểu nó. Vậy mà lạm dụng tình dục lại để lại các hệ quả tâm lý, chấn thương tình cảm nặng, quỹ đạo cuộc sống của nhiều nạn nhân có lẽ sẽ khác đi nếu họ không bị lạm dụng, một vài người đã bị hủy hoại, một số người đi đến tự tử …

Trọng tâm sứ điệp của tôi là sẽ nói với các giám mục, để nạn nhân có thể tái xây dựng lại thì cần có hai điều kiện. Trước hết, kẻ phạm tội ấu dâm phải bị Giáo hội trừng phạt và nếu được, phải trừng phạt nhanh. Các giám mục còn rất chậm khi dùng đến các biện pháp giáo luật. Trọng tâm thông điệp của tôi sẽ nói với các giám mục, để một nạn nhân có thể tái xây dựng lại con người của họ, cần có hai điều kiện thiết yếu. Thứ nhất, việc người phạm tội phải bị Giáo hội trừng phạt và nếu được, phải trừng phạt nhanh. Các giám mục vẫn còn rất chậm để thực hiện các biện pháp giáo luật. Sự trừng phạt có trong thư của giáo hoàng nhưng không có trong bản thông báo cuối cùng của Hội đồng Giám mục. Chúng ta không được đợi đến khi kết thúc thủ tục tố tụng dân sự mới loại bỏ chức thánh của linh mục. Chắc chắn, đương sự sẽ bị ra tòa dân sự, nhưng những gì quan trọng không phải là chức vụ khi phán xét, nhưng là lúc xảy ra sự kiện.

Giáo hội cho chúng ta rất ít thông tin về các biện pháp trừng phạt theo giáo luật đối với các linh mục phạm tội. Tôi là người ủng hộ cho việc truy cập vào thông tin này.

Thứ nhì, sự tái xây dựng cho các nạn nhân phải được làm qua việc sửa chữa và bồi thường. Điểm mà các giám mục không muốn đề cập đến. Nhưng nó có tác động biểu tượng rất quan trọng vừa đối với nạn nhân, vừa cho cả chính Giáo hội, vì cho dù số tiền bồi thường có khiêm tốn, nhưng cho phép các giáo phận hiểu được trách nhiệm của mình.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc: Các giám mục Pháp họp ở Lộ Đức, cuộc gặp gỡ rất được mong đợi của các nạn nhân bị lạm dụng tình dục

Olivier Savignac: “Tôi, nạn nhân, điều tôi muốn nói với các giám mục”

Tấn công tình dục trong Giáo hội: chấn động và xóa luật