Từ lương dân… đến đi hành hương quân đội quốc tế ở Lộ Đức

405

Từ lương dân… đến đi hành hương quân đội quốc tế ở Lộ Đức

fr.aleteia.org, Guillaume Desvignes, 2018-05-23

Ông Jean-Charles Bosansky là giáo dân trong ban tuyên úy quân đội của Hiến binh, từ năm 2009, ông không bỏ sót một chuyến đi hành hương nào của ngày Hành hương Quân đội Quốc tế (PMI) ở Lộ Đức. Ngày chúa nhật lễ Hiện Xuống, trong lần Hành hương Quân đội ở Lộ Đức lần thứ 60, ông trở về thành phố Đức Mẹ. Ông Bosanky là cựu chiến binh, ông trở lại đạo năm 2009, đối với ông, đi hành hương là “nạp thêm bình điện để có sức chiến đấu tiếp”.

Aleteia: Đối với ông, cuộc hành hương này là rất quan trọng, ông có thể nhắc lại tiến trình và cuộc gặp gỡ của ông với Chúa Giêsu không?

Jean-Charles Bosansky: Tôi được rửa tội khi ba tháng, chắc chắn là vì thói quen hoặc đây cũng là một nét văn hóa. Cha mẹ tôi không tin. Tôi lớn lên trong một thế giới đôi khi có chủ trương bài-hàng giáo sĩ. Hồi đó tôi nghĩ tất cả những thói mộ đạo này chỉ là cặp nạng cho người yếu bóng vía. Sau tuổi vị thành niên khá sôi động, tôi đi lính và trong quân đội, tôi tìm được tình huynh đệ, các giá trị và các quy tắc nên đã giúp tôi rất nhiều. Nhưng mọi sự chỉ ngừng ở đó. 

Như thế Chúa luôn vắng mặt trong đời của ông?

Tôi dành hết thì giờ cho công việc. Và tôi ăn chơi cũng nhiều. Khi đó tôi luôn đi tìm lạc thú. Nhưng khi thỏa mãn xong, những cái làm cho tôi no nê không làm cho tôi hạnh phúc. Năm 2007, em gái út của tôi qua đời, tôi rơi vào tình trạng hoang mang, tôi nuôi cơn giận trong lòng và tôi càng đi tìm lạc thú nhưng tôi biết là nó chẳng mang lại lợi ích gì. 

Trong hoàn cảnh nào ông ra khỏi cơn xoáy này?

Khi đó tôi phục vụ ở trường quân đội đặc biệt Saint-Cyr, tôi là người huấn luyện bắn chiến đấu. Tháng 9 năm 2007, cha Christian được bổ về làm tuyên úy và chúng tôi thường xuyên trao đổi với nhau. Một ngày nọ, cha đề nghị tôi theo Tiến trình Alpha. Đứng trước sự ngần ngại của tôi, cha bảo đảm ít nhất mỗi tuần một lần, tôi sẽ có một bữa ăn quân bình! Vấn đề là sau ba tuần, vào cuối một buổi họp tôi muốn ngưng tất cả, vì: “Tại sao Chúa Giêsu lại chết?” Lúc đó câu hỏi này làm tôi sốc và tôi bùng cơn giận: “Chuyện xảy ra cách đây 2000 năm, tôi không biết ông Giêsu này và tôi cũng không đòi gì ở ông!”. 

Chúng ta không thể nói Tiến trình Alpha chỉ là tiến trình có lợi!

Tôi nói sự phẫn nộ của tôi với cha Christian, cha cho tôi biết, câu trả lời của tôi không ở trong cái đầu mà ở trong quả tim. Cha gởi tôi đi một khóa tĩnh tâm theo Thánh I-Nhã. Tôi mệt. Tôi cần nhìn lại tình trạng của tôi. Tôi đi Linh thao. Tôi nhanh chóng hiểu ra mình phải để đời mình đi theo con đường của Chúa Giêsu. Tôi thấy con đường của tôi đi chẳng tốt lành gì.

Và một linh mục trong kỳ tĩnh tâm này đã đóng một vai trò quyết định. Linh mục này nói với tôi hãy nghĩ đến cái nhìn của Chúa Giêsu khi Ngài nhìn Thánh Phêrô ở chặng thứ tư: “Chúa quay lại nhìn ông Phêrô, ông nhớ lại lời Chúa nói với ông: ‘Nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.’ Ông ra ngoài và khóc lóc thảm thiết” (Mt 26, 34). Lúc đó tôi thấy cái nhìn của Chúa Giêsu trên tôi. Tôi sụm người xuống. Tôi quỳ gối và khóc, tôi xin Chúa thứ tội cho tôi. Trước khi đi tĩnh tâm, tôi là lương dân, sau khi đi tĩnh tâm, tôi còn giáo hoàng hơn cả giáo hoàng! 

 

Ông Jean-Charles Bosansky  

Chúng ta không thể nói Tiến trình Alpha chỉ là tiến trình có lợi!

Tôi nói sự phẫn nộ của tôi với cha Christian, cha cho tôi biết, câu trả lời của tôi không ở trong cái đầu mà ở trong quả tim. Cha gởi tôi đi một khóa tĩnh tâm theo Thánh I-Nhã. Tôi mệt. Tôi cần nhìn lại tình trạng của tôi. Tôi đi Linh thao. Tôi nhanh chóng hiểu ra mình phải để đời mình đi theo con đường của Chúa Giêsu. Tôi thấy con đường của tôi đi chẳng tốt lành gì.

Và một linh mục trong kỳ tĩnh tâm này đã đóng một vai trò quyết định. Linh mục này nói với tôi hãy nghĩ đến cái nhìn của Chúa Giêsu khi Ngài nhìn Thánh Phêrô ở chặng thứ tư: “Chúa quay lại nhìn ông Phêrô, ông nhớ lại lời Chúa nói với ông: ‘Nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.’ Ông ra ngoài và khóc lóc thảm thiết” (Mt 26, 34). Lúc đó tôi thấy cái nhìn của Chúa Giêsu trên tôi. Tôi sụm người xuống. Tôi quỳ gối và khóc, tôi xin Chúa thứ tội cho tôi. Trước khi đi tĩnh tâm, tôi là lương dân, sau khi đi tĩnh tâm, tôi còn giáo hoàng hơn cả giáo hoàng!

Khi đó đời sống của ông đảo lộn…

Lúc đó ước muốn lớn nhất của tôi là thuộc về Ngài và loan báo Tin Mừng tôi vừa mới nhận. Tôi nhận ra chỗ của tôi không còn ở trong quân đội nữa. Không phải vì tôi không còn thích, nhưng tôi phải bước qua một chuyện khác. Tôi được cha hướng dẫn thiêng liêng của tôi kiên định tháp tùng, tôi chịu phép thêm sức năm 2009 trong lần đi Hành hương Quân đội Quốc tế. Năm 2011, tôi học thần học và năm sau đó, tôi vào ban tuyên úy của hiến binh Morbihan, tôi làm quân nhân dự bị. Câu hỏi tôi đã đặt và luôn đặt cho mình là: “Tại sao tôi?” Hàng tá người tốt hơn tôi, làm công việc này tốt hơn tôi. Chúa Giêsu là người điều hành nhân sự một cách kỳ lạ. Nhưng Ngài làm với những gì người ta giao cho Ngài. Cuối cùng tôi mới hiểu được.

Từ đó ông không bỏ một dịp Hành hương Quân đội Quốc tế nào, ông tìm gì ở đó?

Đó là ngày quốc khánh thiêng liêng của tôi! Tôi vẫn còn bị chấn động mạnh với kinh nghiệm năm 2009 của tôi. Ngay khi tôi quay trở lại, mùi hương Thánh Chrême vẫn còn xông lên mũi. Cuộc Hành hương Quân đội Quốc tế có tác động như ký lại một hợp đồng. Điều may mắn nhất của một người trở lại, là họ luôn nhớ ngày và giờ họ gặp được Chúa Kitô. Nhưng dù kinh nghiệm này không thể diễn tả nên lời, bản chất con người là tội lỗi, và như mọi người, tôi sa ngã lại. Vì thế ở Lộ Đức, tôi ký hợp đồng lại với Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria.

Bà Geneviève Darrieussecq, Thứ trưởng bộ Quân đội đến Lộ Đức trong lần Hành hương Quân đội Quốc tế năm 2018. 

Đâu là chỗ đứng của Đức Mẹ trong cuộc đời của ông?

Tôi gặp Mẹ Maria cùng một lần với Chúa Giêsu. Dưới cơn sốc của việc trở lại, tôi vào trú bên chân tượng Đức Mẹ trong ngôi nhà nguyện. Ngay lập tức, tôi cảm thấy chỗ của mình là dưới chân tượng. Đây không phải là lúc vui sảng khoái nhưng là lúc được an ủi sâu đậm. Lúc đó tôi cảm nhận một cảm giác thật mạnh về cơ thể, tâm lý và thiêng liêng. Thêm nữa, tôi rất gắn bó với tràng chuỗi, tràng chuỗi là “lời cầu nguyện của người nghèo”. Khi cầu nguyện, chúng ta thường rất đòi hỏi với Chúa và với chính mình: lần chuỗi giúp chúng ta tìm lại đúng vị trí của mình.

Trong khi đi hành hương, có một chiều kích tập thể rất quan trọng, chúng ta thường hay nói quan hệ cá nhân của mình với Chúa Giêsu.

Diễn viên Robert Hossein nói: “Tôi tin ở con người vì tôi tin ở Chúa”. Tôi hoàn toàn nhận ra tôi trong câu này, tôi tin chắc, nếu tôi là người duy nhất ở trên trái đất này thì Chúa Kitô cũng vẫn chết cho tôi. Tiến trình tập thể cũng rất cần thiết, không phải tình cờ mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta đầu tiên hết là Kinh Lạy Cha. Sự cứu rỗi của tôi có được qua sự cứu rỗi của những Người khác: tôi tin chắc như vậy. Thánh Gioan đã nói trong bức thư đầu tiên của ngài: “Ai yêu thương anh em mình thì ở lại trong ánh sáng, và nơi người ấy không có gì nên cớ vấp phạm. Nhưng ai ghét anh em mình mình thì ở trong bóng tối”.

Xin đọc: Robert Hossein: “Tôi tin ở Chúa vì tôi tin ở con người” 

Robert Hossein: “Tôi yêu người khác đủ để có cảm nhận tôi tồn tại”

Đâu là hình ảnh đáng ghi nhớ của ông trong lần Hành hương thứ 60 này?

Hình ảnh đầu tiên là hình ảnh người lính cầu nguyện một mình ở hang đá trong một buổi chiều. Tôi cùng người đồng đội là anh Eflamm, anh cũng ở trong ban tuyên úy quân đội, chúng tôi dừng lại và chúng tôi ngồi ở hàng ghế cuối. Chúng tôi cầu nguyện cho anh lính đó và chụp một tấm hình anh đang cầu nguyện. Hình ảnh thứ nhì là khi thắp nến cho các quân nhân đã qua đời, trong bối cảnh tưởng niệm cái chết của Đại tá Arnaud Beltrame.

Xin đọc: “Arnaud Beltrame làm chứng cho đức tin đến cùng” 

Arnaud Beltrame, một quân nhân theo bước chân Thánh Maximilien Kolbe

Một người lính cầu nguyện một mình ở hang đá Đức Mẹ Maria Lộ Đức nhân ngày Hành hương Quân đội Quốc tế. 

Hình ảnh của Đại tá Beltrame đặc biệt được ghi dấu trong cuộc hành hương này?

Chủ đề của lần hành hương trước là: “Chúng ta đã làm gì cho người anh em mình?” Đại tá Arnaud Beltrame đã có một tiếng vang mạnh cho câu hỏi này khi ông hiến mạng sống mình cho người khác. Với cái chết của ông, tất cả mọi sự trở nên rõ ràng. Tại Lộ Đức chúng tôi thấy rõ sự xúc động này, nơi tôi cũng như với đội Morbihan, đội vừa chịu tang cái chết của một trong các binh sĩ lái mô-tô trong một công tác gần đây. Hai số mạng, một sứ vụ: phục vụ người khác vì đức ái. Arnaud Beltrame cũng như người chiến sĩ vô danh lái mô-tô, dưới mắt tôi đều quan trọng như nhau. Hành động của họ mang một ý nghĩa và cái chết của họ cũng mang ý nghĩa từ sự việc này. Tôi muốn nói thêm một việc, chúng tôi rất xúc động khi thấy các quân nhân Mỹ vinh danh Đại tá Arnaud Beltrame. Với các người anh em ở bên kia bờ đại dương này, chúng tôi thấy mình không ở một mình.

Một giây phút khác cũng rất xúc động trong lần Hành hương thứ 60 này là Giải thể thao Challenge của những người bị thương và những người lành mạnh…

Giải thể thao Challenge do hiệp hội Đức Mẹ Quân đội tổ chức là một giây phút khác cho thấy tình yêu bao la của Chúa Kitô. Một giây phút mà chúng ta có thể thấy Chúa Giêsu nơi cái nhìn của người khác. Cái gì làm cho các vận động viên đẳng cấp này đẩy thuyền buồm khi không có một tranh giải, một xếp hạng, một tưởng thưởng nào? Trong thế giới mà mọi sự đều phải trao đổi qua về, những người này làm hoàn toàn vô vị lợi. Tất cả các người trẻ tham dự vào giải này cho tôi biết, họ lấy năng lượng của mình trong việc phục vụ người nghèo. Những người mạnh khỏe ở đầu đời của mình đã cống hiến hết mình, họ làm cho tôi rất xúc động.

Các binh sĩ Mỹ vinh danh Đại tá Arnaud Beltrame, người quân mhân anh hùng trong vụ tấn công ở Trèbes, trong ngày Hành hương Quân đội Quốc tế lần thứ 60 ở Lộ Đức. 

Chủ đề cho năm nay là “Hòa bình trên Trái đất”. Người lính là nghệ nhân hòa bình, có nghịch lý không?

Người lính là nghệ nhân hòa bình. Chiến tranh là một kinh nghiệm không thể nào quên được nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi thích chiến tranh. Người lính không thích chiến tranh. Tôi thích chương đầu tiên của quy luật Bushido, theo đó vinh dự của người hiệp sĩ Nhật là đặt thi hài của mình giữa các tác hại của chiến tranh và đất nước yêu quý. Đó là thiện ý của người lính: làm chiến tranh để nó đừng đụng đến những người mình yêu thương. Một cách nào đó, chính Chúa đã vì yêu thương thế gian mà Ngài cho Con Một của mình cho thế gian. 

Hòa bình này ở trọng tâm lời cầu nguyện của ông?

Chúng tôi cố gắng mang nó vào lòng, nhưng nhất là chúng tôi tin chắc chúng tôi đã có nó trong lòng. 15 000 nam nữ quân nhân đến từ 50 nước trên thế giới cùng cầu nguyện, cùng ca hát, cùng cười đùa với nhau, họp thành một biểu tượng hòa bình thật tuyệt vời. Như một lễ hội ở làng dưới ánh mắt nhìn yêu thương của Mẹ Maria! Tôi không biết có cuộc họp mặt nào đẹp hơn quy tụ toàn những người khác biệt nhau, mà rất nhiều người không phải là những người rước lễ lần đầu… 

Ông mang về gì trong lần đi hành hương này?

Tôi đã đặt dưới chân Đức Mẹ. Nhưng tôi ra về với các bình điện đã nạp đầy và tôi có thể chiến đấu tiếp. Các quân nhân của tôi thường hay hỏi tôi vì sao tôi có huy chương, tôi trả lời: “Vì Chúa Giêsu thương tôi”. Và tôi bảo đảm với họ ngay: “Và các anh cũng vậy, Chúa thương các anh!”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch