Tổng Giám mục phó Tổng giáo phận Buenos Aires

228

Tổng Giám mục phó Tổng giáo phận Buenos Aires

Chương 3, Giám mục của tranh đấu. Trích từ sách Tên tôi sẽ là Phanxicô, Je m’appellerai François, Pierre Lunel, Albin Michel

Ngày 21-12-1993, theo ước nguyện của hồng y Quarracino, giám mục Bergoglio được phong làm giám mục tổng đại diện, nhân vật thứ hai của Tòa Tổng giám mục, gần như là người kế vị đã được chọn trước của ngài. Từ nay Bergoglio vừa làm công việc quản trị vừa làm ơn gọi mục tử của mình ở Flores. Ngài giảm tốc mà không bực mình với tính khiêm tốn cố hữu của ngài và làm cho những người hoài nghi bị trúng mũi dùi. Tính khiêm tốn của ngài thì thân tình và sâu đậm… Nhưng khi có ai hỏi về con người của ngài, giám mục với nụ cười tế nhị thoát ra khỏi tình huống khó xử bằng một trong các câu nói đùa để đánh trống lảng mà ngài có biệt tài cất kỹ: «Cha tôi khi nào cũng nói với tôi: ‘Con à, khi con leo lên các bậc thang, con nhớ chào những người ở tận trên cao, vì con sẽ gặp cũng những người này khi con đi xuống thang.’”

Vậy thì không có gì làm cho ngài yêu thích cho bằng quan hệ với các cha xứ ở các khu phố  nghèo, những cha xứ của các   villeros tận tâm tận tụy cả hồn lẫn xác cho người nghèo. “Ngài có thói quen đến thăm chúng tôi và như thế dần dần ngài học đời sống đích thực của người dân ở những khu phố  này», cha Di Paola, một trong các linh mục đấu tranh cho biết. Cha Vicente Bokalic, bây giờ là giám mục phụ tá Buenos Aires thố lộ với tôi: «Tôi biết ngài năm 1993. Lúc đó ngài bắt đầu hoạt động hăng say trong các khu phố. Hồi đó ở đây chẳng có gì, mọi sự phải tự làm hết. Ngài thúc đẩy chúng tôi đi ra đường. Ngài làm gương cho chúng tôi. Dịu dàng, có lòng nhân và rất hiệu quả. Đúng là quả tim của một mục tử.»

Vì ngài phải làm việc ở Tòa Tổng giám mục và ở giáo phận Flores nên ngài hay dùng phương tiện di chuyển công cộng, thường thường ngài không đi lạc. Ngài như cá gặp nước trên xe buýt hay trong xe điện ngầm: ngài ngồi nghỉ trên các tuyến đường này. Người ta chưa biết ngài nhiều. Ngài bắt đầu nói chuyện với người dân, thậm chí còn giải tội cho họ nếu họ xin. “Một ngày nọ, ngài nói với tôi: ‘Lại đây, mình vào trong khoang của người lái xe, như thế mình có thể nói chuyện yên tỉnh hơn!’” một cha xứ kể. Phải cần rất nhiều thời gian để gương mặt của ngài trở nên quen thuộc.

Một vài người hỏi: nhưng Jorge Mario Bergoglio là ai mà được Tổng giám mục tin tưởng? Sắp tới đây họ sẽ không còn đặt câu hỏi nữa khi Jorge vui vẻ đến gặp họ. Không phải là một bổn phận ngài tự đặt cho mình, đó là niềm đam mê có sẵn trong người của ngài: Jorge có niềm đam mê tiếp xúc. Với tất cả mọi người. Tất cả những ai gặp ngài và xin ngài, họ đều có số điện thoại trực tiếp của ngài. Ngài là như vậy, Jorge: ngài không muốn có trung gian. “Ngài điện thoại bất ngờ. Họ ngạc nhiên, tưởng có ai phá… “Nhưng không, Chiquita, cha đây, Bergoglio đây, không có ai phá hết!’” Ngài ngược xuôi đi bộ trong các giáo xứ của mình. Ở Buenos Aires không có ai đi bộ nhiều như ngài! Người đi bộ của Chúa… Ngài bắt đầu sứ vụ tông đồ của mình. “Ngài trao truyền lòng nhân hậu của Chúa. Vui vẻ, nhiệt tình, gần gũi.” “Một ngày nọ ngài gặp tôi ngoài đường…  Ngài vừa đi thăm một bà cụ trong nhà hưu dưỡng về. Ngài mới gặp bà một lần.”

Không sợ mếch lòng, ngài lớn tiếng chê trách chống lại một cuộc sống đức tin tầm thường, chống lại những sản phẩm “của siêu thị tôn giáo chất đầy thuyền”, chống lại thời đại mới (new âge), chống thuyết hữu thần, chống loại Chúa “được chế tạo theo hình ảnh của mình, giống mình, tấm gương của tính bất mãn của mình, của những nỗi sợ, của thói tự đủ của mình”. Jorge, là chiến tranh tuyên chiến với thuyết tương đối hóa, với sự xoàng xỉnh và sa sút các giá trị. Những người gặp ngài khi đó sẽ ngạc nhiên: họ chưa quen với loại diễn văn này. Giám mục này thật lạ lùng!

Có chút thì giờ rãnh nào, Jorge đọc sách. Ngài luôn luôn là người mê văn chương. Ngài tiếp tục đọc ngấu nghiến các tác phẩm của Borges và Dostọevski, cùng một lúc ngài khám phá các tuyệt tác của các đại văn hào Argentina như Martin Fierro, José Hernândez, họ ca tụng những giá trị đẹp nhất. Thỉng thoảng người ta thấy ngài lục lọi các tiệm sách cổ ở đường Corrientes. Sau một thời gian người ta không còn thấy ngài nữa: ngài nhờ bạn đi mua sách giùm vì ngài trở nên nổi tiếng trong khu phố, các tiệm sách thường tặng ngài sách. Ngài không thích như vậy: ngài muốn trả tiền sách.

Trong các tác giả thiêng liêng, ngài là độc giả trung thành với các tác phẩm của hồng y Carlo Maria Martini, tổng giám mục giáo phận Milan và cũng là tu sĩ Dòng Tên như ngài – một trong những người tiến bộ đầu tiên trong số các nhà thần học hiện đại. Vị tông đồ cổ vũ cho một guồng máy Giáo hội ít tập trung và mang tính đồng đội hơn, điều này làm cho ngài thích thú. Các tư tưởng của Martini ở mãi trong đầu ngài; và ngài biết nhớ lại… Jorge đặc biệt thích Léon Bloy, Leonardo Castellani và tu sĩ Dòng Tên Argentina Alfredo Sâenz, chuyên gia lớn về tư tưởng tôn giáo của Dostọevski.

Một ngày đẹp trời tháng 5-1997, sứ thần Tòa thánh Ubaldo Calabresi, người rất thương Jorge, gọi điện thoại mời ngài đi ăn. “Khi đến lúc uống cà phê, Bergoglio nhớ lại, ngài mang một cái bánh tạc và một chai rượu sâm banh ra. Tôi tưởng hôm đó là sinh nhật của ngài và tôi sắp mừng ngài thì bỗng ngài nói với tôi: “Hôm nay không phải là ngày sinh nhật của tôi nhưng hôm nay tôi mừng với cha. Cha là tân Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Buenos Aires, tôi mừng với cha!”» Tổng giám mục phó! Có nghĩa từ nay Jorge sẽ là người kế vị hồng y Quarracino?

Làm sao chuyện này lại có thể xảy ra được? Trước đây cha có đảm trách toàn diện một tòa giám mục trong nhiều năm không? Không. Chưa bao giờ thấy như vậy. Phải nghĩ rằng  hồng y Quarracino và Sứ thần Tòa Thánh Calabresi, hai người bảo vệ ngài phải khuấy động trời đất để ủng hộ ngài – và họ đã có những ảnh hưởng rất mạnh. Đó là quyết định đã làm cho rất nhiều người ganh tị. Thêm nữa, chỉ một thời gian ngắn sau thì hồng y Quarracino chết, ngày 28-2-1998; và cha Jorge là Tổng giám mục phụ trách toàn Buenos Aires. Vậy mà ngài chưa là hồng y và cũng những chuyện giống như vậy: ngài chưa đủ mười năm để đi từ hàng ngũ cha xứ thầm lặng – bị thất sủng để không được phong – qua vai vế hoàng tử của Giáo hội. Đúng là một quả bom.

Những năm cuối cùng của hồng y Quarracino, Jorge đã sống trong tâm trạng buồn bã: ngài thấy hồng y Quarracino chết dần chết mòn. Mùa hè 1998, tình trạng sức khỏe của hồng y sa sút hẳn. Quarracino chết một ít thời gian sau khi chôn hồng y Pironio, cộng sự viên Argentina lớn của Đức Gioan-Phaolô II. Quả tim của Jorge tan nát. Ngài làm tang lễ cho vị tiền nhiệm của ngài ở Vương cung Thánh đường Buenos Aires. Ngài nghĩ đến những năm vừa trôi qua của hồng y, ngài rất xúc động: Antonio Quarracino đã đi tìm ngài trong “nhà tù” Cordoba, đã nâng ngài lên làm giám mục và chuẩn bị cho ngài giữ những chức vị còn cao hơn. Ngài nhận ra giá trị của Bergoglio ngay lập tức. Đối với ngài, Bergoglio được nhào nặn bằng một loại đất sét thật đặc biệt. Bất chấp mọi trở ngại, ngài nâng đỡ Bergoglio vì đó là điều tốt nhất cho Giáo hội. “Tôi được như ngày hôm nay, tất cả là nhờ hồng y Quarracino», Jorge Bergoglio nói khi đặt hai hoa hồng trắng trên mộ người bạn trong Vương cung Thánh đường nhân ngày sinh nhật cái chết của hồng y. Vài năm sau đó, Sứ thần Tòa Thánh Calabresi cũng chết, nỗi đau buồn của Jorge sâu đậm và chân thực: “Cái chết của người tôi yêu thương đã đập mạnh vào tim tôi”, ngài thú nhận.

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc: “Các con đừng đánh mất hy vọng!”

Chỉ là một người khách thôi sao?

Giáo sư Bergoglio

“Một cha xứ thường thôi!”

Ngài sắp được 75 tuổi!

Tổng Giám mục phó Tổng giáo phận Buenos Aires