Tính dục: Lần đầu tiên một giám mục nói về vấn đề tính dục không cấm kỵ

1970

Tính dục: Lần đầu tiên một giám mục nói về vấn đề tính dục không cấm kỵ

famillechretienne.fr, Olivia de Fournas, 2018-04-17

 

Tháng 6 năm 2016, Đức Giám mục Emmanuel Gobilliard được Đức Phanxicô phong giám mục phụ tá giáo phận Lyon, ©H. Ribes_ITEM

Đây là lần đầu tiên một giám mục, Giám mục Emmanuel Gobilliard chấp nhận nói về tính dục mà không lẩn tránh: tiết dục trước đám cưới, lạc thú, độc thân…

 

Để phục vụ cho một tình yêu lớn hơn 

Nhà báo Arthur Herlin đã mạnh dạn đặt cho Giám mục Emmanuel Gobilliard và nhà giới tính học, bà Thérèse Hargot những câu hỏi táo bạo. Nhà báo đã gom lại các câu trả lời của hai người trong một tác phẩm đôi khi có những câu trả lời rất thẳng, nhưng lại chứng tỏ cho thấy, thêm một lần nữa, Giáo hội cần phải giúp các cặp để họ có một nhận thức đúng về tính dục để có được một tình yêu cao cả hơn.

 

Hình như đây là lần đầu tiên một giám mục trực tiếp nói về vấn đề tính dục. Cái gì làm cho cha quyết định phải nói lên?

Chắc chắn các giám mục khác cũng có lên tiếng về vấn đề này, nhưng trong khuôn khổ nhà thờ hay nói với các tín hữu kitô. Cái mới ở đây là ý muốn của một nhà xuất bản đại chúng muốn nói với một tầng lớp độc giả trẻ và những người xa Giáo hội. Ngay từ đầu, nhà báo muốn đề cập đến vấn đề này, không lẩn tránh các câu hỏi khiêu khích mà mọi người đặt ra và họ chờ câu trả lời cho các câu hỏi này.

Nhà xuất bản và nhà báo hỏi tôi “Cha sợ hay cha không có gì để nói về tính dục, vấn đề này thường bị lẩn tránh và ít được đề cập đến một cách cụ thể?” Tôi do dự một lúc, các lời khuyên của các bạn giám mục, các lập luận của nhà xuất bản và việc ghi nhận một tác phẩm như vậy rất được mong chờ đã thuyết phục tôi.

Người ta thường nói Giáo hội không tuyên bố về các chủ đề quá mật thiết như vậy. Cha sẽ trả lời như thế nào?

Bắt đầu hết, chúng ta làm rõ điểm này, Giáo hội không phải chỉ là các giám mục, các linh mục. Các giám mục, các linh mục, họ có những lời chuyên biệt để nói, chắc chắn họ được những người chung quanh làm sáng tỏ cho họ. Tuy nhiên họ cũng nghe nhiều người thổ lộ với họ. Tôi đã gặp trường hợp của các cặp không có đạo, họ đến xin tôi lời khuyên. Trước sự ngạc nhiên của tôi, họ cho biết thật sự các cặp khó được lắng nghe: họ có khuynh hướng so sánh. Vậy mà, chúng ta không trải nghiệm tình yêu đôi cặp một cách chung chung, nhưng trải nghiệm tình yêu đôi cặp với một người, trong các hoàn cảnh cố định nào đó. Đôi khi một cái nhìn bên ngoài có thể rất hữu ích và bổ túc thêm.

Những gì đụng đến đời sống con người đều bao gồm cả Giáo hội. Đời sống kitô hữu không giới hạn ở thánh lễ ngày chúa nhật. Một trải nghiệm giới tính tốt đẹp đóng góp vào hạnh phúc cho con người. Và tháp tùng trên lãnh vực quan trọng này là chuyện bình thường.

Tình dục có dành riêng cho những người lập gia đình không?

Chúng ta tất cả đều là những sinh vật hữu tính. Giới tính là hình thức diễn tả cho thực tế này. đương nhiên giới tính được sống qua các quan hệ tình dục, nhưng nó cũng có các phương cách diễn tả khác. Các linh mục, các tu sĩ thánh hiến là ngoại lệ; họ cũng có các xung động, các ước muốn và họ phải học để vui vẻ đón nhận và sống một cách bình thản.

Tuy nhiên không phải vì lập gia đình mà chúng ta không cần tiến bộ trong lãnh vực tình dục. Chúng ta đều là những kẻ có tội và tình dục của chúng ta cũng bị tổn thương. Tình dục cần được giáo dục dù chúng ta lập gia đình hay không.

Đâu là các hiểm nguy mà các cặp phải đối diện ngày hôm nay?

Có hai hiểm nguy lớn.

Hiểm nguy đầu tiên là giảm tất cả mọi thứ vào tình dục. Không phải hôn nhân, không phải độc thân thánh hiến, không phải một đời sống tình dục được đáp ứng đầy đủ có thể lấp trọn vẹn các ước muốn sâu thẳm trong tâm hồn chúng ta. Yêu, là phải học, là rất đòi hỏi!

Hiểm nguy thứ nhì là ngược lại, sự thất vọng đối với tình dục, nghĩ rằng tội lỗi trước hết liên quan đến tất cả những gì dính đến tình dục. Đứng trước khuynh hướng bi quan này, chúng ta phải xác nhận, cơ thể chúng ta với giới tính của nó là món quà của Chúa, một sức mạnh tuyệt vời của cuộc sống, được thích ứng và được sống một cách êm nhẹ, đó là nguồn của sự triển nở.

Vì sao Giáo hội gần như chống đối việc đi tìm lạc thú?

Tôi sẽ không nói Giáo hội chống việc đi tìm lạc thú. Tuy nhiên, theo lẽ thường, Giáo hội cảnh báo, chống lại việc đi tìm lạc thú một cách ích kỷ và tuyệt đối chỉ muốn tìm lạc thú. Lạc thú như là một phương tiện cho một điều tốt lớn hơn nó, hoặc như một phần thưởng.

Xem lạc thú chỉ là cùng đích sẽ làm vỡ mộng và làm giảm đi chính niềm vui đó. Mục đích là làm điều tốt cho người kia, cho hạnh phúc của người kia. Nếu tôi muốn cho người kia hạnh phúc, thì lạc thú của tôi và của người kia sẽ được tăng lên và được triển nở, dấu hiệu của tình yêu không ngừng ở lac thú, nhưng là đến được với người kia.

Ngày nay, một linh mục hay một người độc thân có thể nào từ bỏ dục tính của mình không?

Đặt câu hỏi kiểu này là xem tính dục chỉ được thể hiện qua quan hệ tình dục. Tôi không thể bóp nghẹt các ham muốn tình dục của tôi. Nhưng tôi có thể học học hỏi để hiểu nó tốt hơn, để tìm câu trả lời thích đáng cho tình trạng của tôi, cho ơn gọi của tôi.

Khoa tâm lý của đời sống tình dục dạy cho chúng ta biết, các xung năng của chúng ta không phải lúc nào cũng có nguồn gốc từ tình dục, theo nghĩa mà nhu cầu của cơ thể chúng ta đòi hỏi, một  khuynh hướng của bản năng để sinh sản. Thường thường và một cách căn bản hơn, nó diễn tả nhu cầu được yêu thương, được đánh giá cao hoặc được công nhận. Mặt khác, ngay cả trong hôn nhân, ai nghĩ rằng chỉ có quan hệ tình dục mới lấp đầy ước muốn sâu xa của mình thì người đó sẽ thất vọng.

Những người đi tu và độc thân phải học để biết nơi nào có thể giúp cho cơ thể mình, trái tim mình, tâm hồn mình được triển nở. Điều này được gọi là sự thăng bằng của cuộc sống, nơi đời sống của cơ thể mình có chỗ của nó và nhất là phải chăm sóc các quan hệ, tránh lối sống thu về mình.

Sự tiết dục trước hôn nhân vẫn còn có thể thực hiện được?

Người thiếu kiên nhẫn có nguy cơ chận đứng việc diễn tả các nhu cầu khác, các ước muốn khác. Trao thân cho người khác không những trong quan hệ tình dục nhưng còn trong các việc khác, trong phục vụ, trong rất nhiều chuyện tế nhị của cuộc sống hàng ngày. Nhường bước trước sự thiếu kiên nhẫn của cơ thể đôi khi đánh mất đi nói lên của một vài lời. Nhưng điều khó nhất để cho, đó là thời gian! Trao thân cho người khác cũng là ghi dấu tình yêu vào thời gian, ghi dấu tình yêu trong sự trung tín. Chỉ có hôn nhân mới đem lại trọn vẹn cho các  chiều kích này, chính vì vậy mà Đức Phanxicô nhấn mạnh rất nhiều đến việc chuẩn bị hôn nhân.

Tuy nhiên, để làm một người chồng tốt thì trước hết phải học để là một người độc thân tốt, biết tự kiềm chế mình, biết làm quen với giới tính của mình. Việc đi tìm một đời sống đôi cặp quá nhanh thường là ẩn giấu nỗi sợ cô đơn. Để có một đời sống đôi cặp tốt đẹp, thì cũng phải học cô đơn! Tôi nghĩ, vì những lý do này, chờ và học là những điều cần thiết và như thế thì tiết dục vẫn có thể có được.

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc: Giáo hội và giới tính, trao đổi giữa một giám mục và một nhà giới tính học

Đức Giáo hoàng nghĩ gì về giới tính?