Chỗ đứng của Giáo hội trên Wikipedia
Trung tâm Thánh Lui ở Rôma: phúc âm hóa trên Wikipédia, “châu lục thứ sáu”
Thầy sáu Will Conquer: “Chúng ta ở đây để mang câu trả lời cho Phúc Âm”
fr.zenit.org, Anita Bourdin, Rôma, 2018-04-16
Một buổi hội thảo về chỗ đứng của Giáo hội trên mạng bách khoa tự điển Wikipédia sẽ được tổ chức vào ngày thứ ba 17 tháng 4 – 2018 lúc 20giờ ở Trung tâm Thánh Lui ở Rôma. Ba người trẻ thuộc ba châu lục khác nhau mở cuộc thảo luận và có bài tham luận về vấn đề này. Trong số họ, chúng tôi phỏng vấn thầy sáu Will Conquer, 28 tuổi, thầy thuộc cơ quan Truyền giáo nước ngoài Paris, sẽ được chịu chức vào tháng 5 sắp tới và sẽ đi truyền giáo ở Cam-Bốt.
“Wikipédia đúng là châu lục thứ sáu của Phúc âm hóa”, thầy Conquer xác nhận: “Và phải tôn trọng văn hóa của nó để có thể trao truyền ở đó Chân lý… Các tín hữu kitô có trọn chương của mình ở đây trong chừng mực họ biết sống theo Chân lý, một Chân lý làm cho chúng ta tự do”.
Thầy Conquer được học bổng của Tổ chức Wikimedia để tham dự cuộc hội thảo Wikimania năm 2009 được tổ chức ở Buenos Aires, Argentina. Theo thầy: “Chúng ta hãy ở đây để mang câu trả lời cho Phúc Âm”. Thầy Will Conquer đã viết về hai chủ đề thiết thân của thầy: Lịch sử Giáo hội và Sự cổ động cho nhân quyền và nhiều bài viết về Truyền giáo nước ngoài Paris và giáo phận Monaco.
Zenit: Xin thầy cho biết ai tổ chức buổi hội thảo này, khi nào và tại sao?
Will Conquer: Sự kiện này được ba tu sĩ trẻ ở ba châu lục khác nhau tổ chức: linh mục Alek Schrenk của giáo phận Pittsbourg ở Pensylvannia, Mỹ, linh mục Simon Donnelly của giáo phận Johanessbourg ở Nam Phi và tôi, Will Conquer ở giáo phận Monaco, đại diện cho Truyền giáo nước ngoài Paris cho sứ mạng ở Cam-Bốt. Cả ba chúng tôi đã hợp tác với Wikipédia từ 7 năm nay, đương nhiên là về các chủ đề Giáo hội và đức tin công giáo, nhưng cũng có các chủ đề khác theo sở thích riêng của chúng tôi và theo đào tạo về mặt ngoài đời của chúng tôi trước đây như ngôn ngữ học, nghệ thuật huy hiệu, nhân quyền.
Là nhà truyền giáo, thầy có nghĩ Internet là châu lục thứ sáu không? Làm thế nào để “hội nhập” Phúc Âm như tổ chức Truyền giáo nước ngoài Paris đã làm trên các châu lục khác?
Wikipédia đúng là châu lục thứ sáu của Phúc âm hóa. Và phải tôn trọng văn hóa của nó để có thể trao truyền ở đó Chân lý. Wikipedia tôn trọng các luật lệ, tuy không cố định nhưng được mọi cộng đoàn thỏa thuận. Các luật lệ này giúp cho sự hợp tác chung và viết trên cùng một chủ đề, với một sự thống nhất nào đó, nhưng vẫn tôn trọng các quan điểm khác biệt. Một bách khoa tự điển tự do không phải là nơi cho ý thức hệ. Một vài tà phái như khoa luận giáo, các tài khoản liên hệ đến ID nhận diện của họ bị chận trên Wikipédia làm cho một số người đấu tranh cho quyền tự do phát biểu phải lên tiếng. Các tín hữu kitô có trọn chương của mình ở đây trong chừng mực họ biết sống theo Chân lý, một Chân lý làm cho chúng ta tự do”.
Tại sao có sự kiện này?
Để khuyến khích một thế hệ mới dấn thân. Giáo hội bị vắng mặt trên một vài không gian ảo ở Wikipédia. Chúng ta thấy nhiều thông tin về các hợp đồng của các cầu thủ bóng đá hơn là về các gia tài của các nhà thờ của chúng ta. Chính vì vậy mà tôi viết bài về mỗi nhà thờ trong giáo phận của tôi, tòa giám mục Monaco. Điều cấp bách là phải nói về Chúa Kitô trên, nơi có rất nhiều người thiện tâm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của họ. Chúng ta thấy ngay khi tìm trên Google. Câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi để biết Chúa Giêsu là ai là một chủ đề viết trên Wikipédia. Các thống kê chứng minh cho biết. Bài viết về Chúa Giêsu là bài được đọc nhiều nhất, nhiều hơn bất cứ nhà lãnh đạo tôn giáo nào khác. Chúng ta ở đây để mang câu trả lời cho Phúc Âm
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc: Wikipedia, mãnh đất truyền giáo