Đón nhận ơn gọi, không đơn giản cho gia đình
fr.aleteia.org, Clarisse de Reboul, 2018-02-01
“Mười hai cây số đi bộ để đến nói với Chúa về các ơn gọi trong gia đình mình”, đó là cuộc hành hương của các bà mẹ gia đình ở giáo xứ Chesnay, Yvelines, nước Pháp ngày 27 tháng 1 vừa qua. Một cách để các bà tập trung lời cầu nguyện của mình khi nghe tin con mình muốn đi tu.
Hành hương của các bà mẹ gia đình ở giáo xứ Chesnay, Yvelines, 27-1-2018
Con gái tôi vào nhà dòng! Con trai tôi vào chủng viện! Xúc động? Vui mừng? Lo lắng? Hụt hẫng? Các giọt nước mắt đủ mọi trạng thái lăn trên má cha mẹ, trên má anh chị em khi họ hay tin. Ở vào thời buổi ơn gọi sút giảm khắp nơi, cộng đoàn kitô giáo luôn giúp đỡ các người trẻ tìm sức mạnh để đáp trả tiếng gọi của Chúa.
Trong một chương trình của đài truyền hình công giáo KTO phát vào tháng tư năm 2013, Đức ông Renauld de Dinechin nhắc lại, “cầu nguyện xin Chúa cho các linh mục, các tu sĩ là thuận để Chúa trả lời theo cách Ngài muốn, dù điều này xảy ra ở xa tôi hay gần với tôi”. Vì đúng như vậy, một đời sống thánh hiến là thành quả hành vi can đảm của đương sự, và cũng là sự kiện làm xáo trộn đời sống gia đình. Cha mẹ, anh chị em, bạn bè đều có một bước đường tách dần người thân để họ bước vào một con đường mới, xa các bận tâmhàng ngày của họ trước đây.
Các ơn gọi không nảy sinh ở bất cứ nơi nào và đều nảy sinh một cách không giải thích được. Thường các gia đình trong đó có ơn gọi nảy sinh, các cha mẹ nuôi dạy con mình trong môi trường thuận lợi để đức tin được trưởng thành. Bà Delphine, 64 tuổi ở Paris cho biết, bà dựa trên đức tin “yếu đuối” của mình để dạy con, bà tự cho mình là người “không công giáo mấy!”. Khi các cô gái con của bà ra đời, bà giao nhiệm vụ làm mẹ của mình cho Chúa: dù có thế nào chăng nữa, bà chấp nhận. Lời hứa này bà không bao giờ quên, khi cô gái mới 7 tuổi thì thầm vào tai bà, con muốn đi tu. Bà kể: “Chúng tôi ghi tên cho cháu đi hướng đạo, đi nhà thờ, gia đình chúng tôi là ‘giáo xứ phù’ cho con mình”.
Với thời gian, các thuận lợi cá nhân lớn dần, kèm theo đó đương sự được người chung quanh nâng đỡ. Bà Delphine không biết con mình đi lễ mỗi ngày. Tầm quan trọng và vai trò của những nơi, của các tác nhân là không chối cãi được để giúp cho các bạn trẻ đặt các câu hỏi và có thể trả lời được tiếng gọi của Chúa. Như thế lời cầu nguyện cho ơn gọi đi song song với việc tháp tùng và khuyến khích của gia đình trên con đường đức tin của con cái mình.
Khó khăn của việc đón nhận
Dù có sự sẵn sàng này của gia đình nhưng việc đón nhận tin con đi tu cũng không dễ dàng. Linh mục Jean-Thomas (Dòng Đa Minh) nhớ lại, nhiệt tình của cha mẹ “cũng không làm cho họ không khỏi nhói lòng, thời gian chấp nhận con mình đi tu có thể dài hay ngắn, nhưng đáng công để có một đời sống cầu nguyện”. Đàng sau cái nhói lòng này che giấu một sự từ bỏ mà cha mẹ phải chấp nhận: không còn đi thăm con thường xuyên, không còn có cháu chắt…
Bà Delphine cho biết, sau một thời gian, bà thấy mình có “phản ứng rất ích kỷ”. Bà tâm sự: “Điều khó khăn nhất là phải tự nhủ, tất cả những gì mình làm sau này, con mình không biết”. Cô con gái Élisabeth của bà 20 tuổi, cô vào Dòng Xitô. Dù biết trước, nhưng ‘chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ’, nên khó mà xúc động trước, vì thế nên khi nghe con báo tin muốn đi tu, đó là một bước mà cả gia đình phải bước qua. Cha Jean-Thomas khuyên: “Tốt hơn là nên báo khi gia đình không có quá nhiều căng thẳng, nhưng dù như vậy cũng không nên dời lại lời loan báo với lý do không phải lúc thuận tiện”.
Linh mục Jean-Thomas giải thích: “Nếu phải cho một lời khuyên cho các gia đình đón nhận ơn gọi của con cái, tôi sẽ nói, vừa cùng một lúc làm thuận lợi cho sự thánh thiện của con cái, vừa để con cái tự do quyết định. Nếu các con muốn thành thánh, thì vấn đề ơn gọi có thể mọc lên, khi đó phải đón nhận với tấm lòng nhân hậu”.
Một thành quả của cả gia đình
Sau đó là công việc đích thực của gia đình, nhìn lại để thấy đâu là hoa quả của sự xáo trộn này. Bà Delphine kể, sau vài năm đi tu, bà thấy cái nhìn của con gái mình được “biến đổi”: “Tôi biết con mình hạnh phúc và ở đúng chỗ của nó”.
Marion, bây giờ 19 tuổi, lúc 12 tuổi cô thấy chị mình là Stéphanie từ Dòng tu Bê-lem về. Cô nói về gia đình mình: “Chị tôi không giải thích được, chúng tôi phải chấp nhận. Bây giờ vẫn còn khó khăn dưới nhiều khía cạnh. Dù vậy phải chấp nhận Chúa là người anh rể hoàn hảo, tôi cũng khám phá một cộng đoàn nữ tu mới, cộng đoàn có hàng trăm nữ tu xem tôi như cô em gái nhỏ! Một gia đình đặt ra cho mình nhưng mình tiếp nhận và mình thích gặp họ lại”.
Đúng, ơn gọi đôi khi là một “áp đặt” độc đoán trên gia đình. Cha Jean-Thomas thú nhận: “Phải có lòng khiêm tốn để chấp nhận xóa mờ trước huyền bí ơn gọi của con mình, và phải ở sau quyết định này.” Nhưng cả gia đình đều hưởng phần của mình. Ơn từ bỏ và ơn đức tin là ở đó để thành công trong việc có được một thực tế chứ không phải chịu đụng một cách thụ động: bây giờ Marion biết nắm lấy cơ hội để có những “cuộc thảo luận tốt đẹp nảy sinh qua việc giới thiệu gia đình” để chạm đến các trái tim và để làm chứng rằng “có Chúa là đủ”.
Marta An Nguyễn dịch
Xin đọc:: Nữ tu Emilie: “Khi nói vâng với Chúa, tôi chưa bao giờ cảm thấy mình được tự do như vậy”