Có nên cung kính giữ lòng mộ đạo bình dân không?

294

Có nên cung kính giữ lòng mộ đạo bình dân không?

fr.aleteia.org, Isabelle Cousturié, 2018-02-03

Linh mục Gilles Drouin, tác giả quyển “Nghi thức phụng vụ của việc đi hành hương và lòng mộ đạo bình dân” (Liturgie de pèlerinage et dévotion populaire) nghiên cứu về vấn đề này và trả lời cho chúng tôi.

Khi đề cập đến tương quan giữa nghi thức phụng vụ và lòng mộ đạo bình dân, Đức Phanxicô luôn lặp đi lặp lại: “Lòng mộ đạo bình dân là một kho tàng quý báu của Giáo hội, đây là hình thức hợp lý để sống đời sống đức tin nếu lòng mộ đạo này ở trong lòng Giáo hội”. Đâu là sức mạnh của hình thức mộ đạo này? Linh mục Drouin trả lời: “Sức mạnh của lòng mộ đạo ở trong ý nghĩa, trong cảm nhận, trong biểu tượng của các nền văn hóa khác nhau, vì thế giúp truyền bá đức tin cho thế giới, đặc biệt cho những người đơn sơ”.

Chúng ta thấy từng đoàn giáo dân rước kiệu ở Lộ Đức, đi hành hương ở các Trung tâm kính Đức Mẹ trên thế giới, các buổi lễ ngoài đường ở Ouro Preto (Ba Tây), các cuộc rước kiệu khổng lồ ở Phi Luật Tân hàng năm. Đúng, các hình thức mộ đạo bình dân này là một thực tế, và nó mới có uy tín gần đây, cách đây không lâu, lòng mộ đạo này bị cho là “lỗi thời”. Nhưng lòng mộ đạo bình dân có là phương tiện để đem đến một đức tin đích thực không?

Xin đọc: Lòng mộ đạo bình dân

Thứ Sáu Tuần Thánh ở Ouro Preto, Ba Tây.

Theo Bản hướng dẫn thì lòng mộ đạo bình dân và hình thức phụng vụ Giáo hội công giáo, hai thành ngữ nói về việc thờ phượng của tín hữu kitô không nghịch nhau, cũng không thay đổi nhau được. Hai hình thức này phải hài hòa với nhau. Linh mục Gilles Drouin, giám đốc Viện cao đẳng phụng vụ và Viện công giáo Paris nghiên cứu về vấn đề này. Trong tác phẩm “Nghi thức phụng vụ của việc đi hành hương và lòng mộ đạo bình dân” vừa được nhà xuất bản Salvator phát hành, ngoài các kinh nghiệm cụ thể, linh mục còn nghiên cứu về mặt lịch sử, nhân chủng học và thần học trong tương quan giữa nghi thức phụng vụ hành hương và lòng mộ đạo bình dân. Nói rộng ra, linh mục đặt câu hỏi về ý nghĩa có thể có của hành hương trong xã hội hậu-hiện đại như xã hội chúng ta.

Xin đọc: “Các phép lạ ở Lộ Đức thì không giải thích được”

Aleteia: Làm thế nào chúng ta đi từ một hình thức giữ đạo bị cho là ít có tính cách kitô giáo này qua một hình thức giữ đạo trở thành nghiêm túc hơn? 

Gilles Drouin: Đã có một sự tiến triển. Từ lâu, phải ngược lên thời Công đồng Trente, đã có nhiều dè dặt đứng trước nguy cơ dị đoan mà một vài hình thức của lòng mộ đạo bình dân bị gán vào, nhất là trong bối cảnh giữ đạo ở thôn quê và nhuốm mùi thiêng liêng. Vào hậu bán thế kỷ 20, ở phương Tây có một cách tiếp cận đức tin “trí óc” đưa đến hình thức coi thường các cách giữ đạo theo lối mộ đạo bình dân. Và rồi người ta nhận thấy không những giáo dân vẫn duy trì hình thức này, nhưng hình thức này lại cho thấy một cơ sở đức tin “chín muồi” hơn và qua con đường riêng của nó, đã dẫn đến trọng tâm của đức tin kitô giáo. Các cộng đoàn kitô giáo từ Phi châu hay từ vùng Antilles đến đã góp phần khôi phục lại lòng mộ đạo bình dân này… Đức Phanxicô là mục tử của Châu Mỹ La Tinh, ngài làm chứng cho một đức tin được trao truyền rõ ràng nhờ giáo dân giữ hình thức phụng vụ liên hành này, rất phong phú và sống động ở Châu Mỹ La Tinh. Quyển sách cho thấy hình ảnh sinh động của Tuần Thánh ở Ouro Preto ở Ba Tây.

Xin đọc: Lòng mộ đạo bình dân, nét đặc biệt của Châu Mỹ La Tinh

Ngày nay làm thế nào để lập luận về tương quan giữa phụng vụ – có những nghi thức được cố định – với lòng mộ đạo bình dân?

Năm 2001, Rôma đã công bố một bản văn rất quan trọng, Hướng dẫn về lòng mộ đạo bình dân và phụng vụ, nêu chính xác quan hệ giữa hai lãnh vực này. Tài liệu rất cân đối, phụng vụ đứng hàng đầu như Công đồng Vatican II đã xác nhận, nhưng lòng mộ đạo bình dân được công nhận trong nét đặc trưng và giá trị riêng của nó. Một trong các huấn dạy của Hội thảo của Viện cao đẳng phụng vụ (Colloque Institut supérieur de liturgie, ISL) đã công bố quyển sách mà tôi viết lời nói đầu, là người ta không còn xem lòng mộ đạo như một cơ sở đơn thuần cho phụng vụ. Đức Phanxicô và hậu hiện đại đều đi con đường này, đáng kể là nó nâng cao thể chất.

Xin đọc: “Tôi đến Lộ Đức và thật sự tôi không biết tại sao tôi đến”

Lộ Đức: Không có phép lạ nếu không có bác sĩ

Cha có nghĩ, chẳng hạn ở Pháp, lòng mộ đạo bình dân có thể thật sự đưa giáo dân đến trọng tâm đức tin không?

Có, trong quyển sách, linh mục Horacio Brito đưa ra ví dụ các hành động ở Lộ Đức như dùng nước suối, đá, ánh sáng có thể đưa đến giếng rửa tội, phục sinh của đức tin kitô. Tuy nhiên phải luôn phúc âm hóa các nghi thức thực hành, tránh đánh mất tương quan với Sách Thánh, nguy cơ dị đoan vẫn có, nhưng bám rễ nhân loại học của các thực hành này bảo đảm cho tính thích đáng của nó không thể chối cãi được!

Trong bối cảnh này, cha nghĩ gì về đám đông các người đi hành hương Đức Mẹ Mễ Du?

Giáo hội cẩn trọng, đó là điều bình thường và tốt. Chúng ta nhìn tấm gương của Lộ Đức để thấy tính cách phép lạ của các vụ chữa lành, Văn phòng Y khoa sinh ra ở thời buổi mà khoa học đã chinh phục, đã có thể bị chỉ trích vì tính nghiêm khắc của nó, dù có nhiều vụ chữa lành chưa được biết, vì thế có rất nhiều ơn siêu nhiên ở Lộ Đức hơn là những ơn đã chính thức chấp nhận, nhưng uy tín của Giáo hội là điểm chính và vai trò của các mục tử ở đây phải luôn cẩn thận và thường ít được đối xử một cách đúng đắn.

Thảm hoa trong ngày lễ Chúa Kitô Vua

Đi Đàng Thánh giá Thứ Sáu Tuần Thánh ở Phi Luật Tân

Người dịch: Marta An Nguyễn