Lời nói đầu sách Tôi tin tưởng nơi con người

391

 

Lời nói đầu sách Tôi tin tưởng nơi con người

Trích sách: Tôi tin tưởng nơi con người, Đối thoại với Jorge Bergoglio. Je crois en l’homme, Conversations avec Jorge Bergoglio. Nxb. Flammarion.

Một linh mục dòng Tên Á Căn Đình trở thành giáo hoàng

Vào thời Chiến tranh lạnh, năm 1978, sự táo bạo của mật nghị hồng y đã bầu một giáo hoàng Ba Lan có tên là Gioan Phaolô II. Sự kiện như nối lại hai lá phổi của Âu châu và tạo nên sự rã băng không thể quay trở lại trong đế chế Xô viết, một đế chế tự đặt mình trong sự hóa đá vô tận. Người ta thấy điều này năm 1989 khi bức tường Bá Linh sụp đổ.

Năm 2013, lựa chọn của các hồng y hướng về một tu sĩ dòng Tên người Á Căn Đình, một xứ sở đã đi qua một loạt thử thách và chịu đựng một chế độ độc tài quân phiệt khắt khe, rồi rơi vào cảnh nghèo túng, như một số nước, gọi là theo thứ trật thế giới, trở thành những nước yếu ớt và bị nhục so với những nước cực kỳ giàu có một cách trêu người. Muôn đời thế giới đều có những cuộc chạm trán giữa người thu thuế và người pharisêu, trên bình diện của từng quốc gia cũng như trên bình diện quốc tế. Việc lựa chọn một giáo hoàng người Á Căn Đình xác định trung tâm trọng lực của Giáo Hội La Mã đã dọn nhà, từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đến Đông Âu và bây giờ di về phía cực Nam thế giới. Chúng ta còn có thêm một bằng chứng, hàng triệu người trẻ sẽ có mặt vào tháng 7 này ở Ba Tây để tham dự Đại hội Giới trẻ Toàn cầu. Và ngay khi bầu xong giám mục thành phố La Mã, từ ban công quảng trường Thánh Phêrô, đứng trước đám đông đến từ muôn nơi, vị tân giáo hoàng đã kín đáo nhấn mạnh: “Như quý vị đã biết, mật nghị hồng y đã chọn được giám mục thành phố La Mã. Các anh em hồng y của tôi đã về tận cùng thế giới để tìm tôi.”

Tân giáo hoàng là người di dân Ý và nói tiếng Ý. Một an ủi nhỏ cho người Ý. Vì nếu ngài được chọn, là cũng do những chia rẻ “thị tộc” của hàng giám mục trong vùng. Ngoài ra, trong dịp mật nghị này, rất nhiều đại diện đến thành phố La Mã đã phiền trách người Ý về cách điều hành không tốt không tốt của Tòa Thánh, mà việc từ chức của đức giáo hoàng Biển Đức VI là một trong những hậu quả. Mật nghị tìm một người có xác quyết thiêng liêng vững mạnh, ý chí sắt đá, quen thuộc với các vấn đề mục vụ và đại diện cho những nước mới lộ diện. Đức Chúa Thánh Thần đã hướng các hồng y đến một tu sĩ dòng Tên, một người đặc biệt trong phong cách làm, được tôi luyện theo đường lối thiêng liêng của thánh I-Nhã và các đồ đệ của đường lối này, cắm rễ ở nước Á Căn Đình mà nét la-tinh vẫn còn là đặc nét. Một người vừa đọc Dostọevski, vừa là đồng hương với văn sĩ Borges, thích xem phim, từ các phim cổ điển của Ý đến phim Buổi tiệc của Babette, người có những sở thích thế tục cũng như các khát vọng thiêng liêng. Một người không tránh được sức quyến rũ của bộ môn đá bóng, thừa hưởng di sản của những người di dân Ý và văn hóa bình dân, một người có thể làm rung động các đám đông của lục địa Nam Mỹ.

Thân phụ của cha Jorge Bergoglio, đến từ Piémont nước Ý của những năm 1920, lập nghiệp ở Flore, một khu vực bình dân của Buenos Aires. Jorge sinh năm 1936, người con thứ tư của gia đình, cha rất mê câu lạc bộ thể thao San Lorenzo, một câu lạc bộ được một linh mục thành lập từ đầu thế kỷ 20, ông đã đặt tên và chọn màu áo vàng-xanh để nhớ lại các màu của Đức Mẹ. Không dài dòng về chuyện riêng tư, đứa con của khu vực Flores thường tự hào là không bao giờ bỏ một trận đá banh nào của giải vô địch từ năm 1946 đến nay.

Tân giáo hoàng học trường công. Gia đình không giàu. Cha làm kế toán, mẹ ở nhà nuôi dạy năm người con. Cha học phân khoa hóa học và đã có thời gian làm trong phòng thí nghiệm. Khi biết mình có ơn gọi chín chắn để làm linh mục, đầu tiên cha vào chủng viện của địa phận, một năm sau vào tập viện dòng Tên. Nhiều người trong gia đình bắt chước cha và cũng trở thành tu sĩ dòng Tên.

Trở thành môn đồ của thánh I-Nhã đã mang lại cho cha những gì? Trước hết là được đào tạo vững chắc về mặt nhân bản và ước muốn bỏ thì giờ học để diễn tả, trong một ngôn ngữ có thể nghe được, các thực tế của một đức tin qua các khái niệm triết lý và thần học.

Dòng Tên gởi cha qua Chí Lợi, Tây Ban Nha, Đức, các vùng phía Nam và Bắc Buenos Aires, ở San Miguel, ngoại ô của thủ đô để học hỏi, giảng dạy và điều khiển. Dù đúng là một tu sĩ dòng Tên phải biết sinh lợi các tài năng của mình, xem đó là ân huệ của Chúa và loan báo cho người đương thời các con đường minh triết, thánh thiện và tình yêu. Tóm lại, nghe tiếng gọi của Chúa, nhận định và đáp trả. Những gì mình nhận, môn đệ của thánh I-Nhã phải trao truyền theo cách phù hợp nhất.

Ở tuổi ba mươi sáu, Jorge là giám đốc nhà tập, một năm sau là giám tỉnh tỉnh dòng Á Căn Đình. Đó là những năm khó khăn. Các người thuộc thế hệ trẻ thường nản chí và môi trường thế tục thường thúc dục họ từ bỏ cuộc sống tu sĩ. Sự chính trị hóa đầu óc dẫn đến việc đấu tranh ý thức hệ đáng ghê sợ và các cuộc luận chiến vô bổ nơi công cộng.

Trong thời còn trẻ này, giám mục tương lai của Buenos Aires không chủ trương “thần học giải phóng,” một phong trao đang thành công lúc đó. Cha học để lắng nghe, để khuyên nhủ các tâm hồn đi lạc đường, học để biết dùng biện pháp quyết liệt, biết chuộng các hiệu quả của một lời cầu nguyện sâu đậm, biết cậy nhờ vào lòng sốt sắng để làm dịu xuống các sôi sục của đầu óc. Các hành động cha làm vào thời gian đó giải thích cuộc luận chiến về ứng xử của cha trong thời chế độ độc tài quân phiệt. Cha đau lòng trước một số việc làm mất thanh danh của một vài giám mục, nhất là tính ưa chiều lòng một cách thảm thương của giám mục đối với quân đội. Ở Á Căn Đình, phong trào chống đối chính phủ, nhằm bênh vực cho nhân quyền, đã không rõ ràng minh bạch như phong trào này ở Santiago, Chí Lợi và ở Ba Tây, sáng suốt và can đảm. Tân giáo hoàng tương lai rút ra một kết luận là phải gương mẫu trong việc nâng đỡ người nghèo.

Mỗi người phải giữ mình, với sự giúp đỡ của Chúa, để không rơi vào tính làm đỏm của những chuyện huênh hoang, tính rỗng kêu của kiêu ngạo và tính lôi cuốn của giàu có tiền bạc. Chính cha, khi làm giám mục thành phố Buenos Aires đã không cần đến tài xế, cha dùng phương tiện công cộng để di chuyển, tương thân tương trợ với các linh mục ở các khu ổ chuột, nâng đỡ các cha xứ bị dọa giết vì chống lại bọn buôn thuốc phiện ma túy. Cuộc chiến chống nghèo là cuộc chiến tâm huyết của cha. Cha chọn “bạn nghèo” là bạn đời như thánh Phanxicô Đaxixi, cha chọn thánh Phanxicô làm quan thầy tiêu biểu khi được bầu giữa “kho vàng của Vatican.”

Làm như vậy, cha mang lại uy tín vững chắc cho chọn lựa của dòng Tên năm 1975, được tóm tắt trong sắc lệnh “Đức tin và Công chính.” Qua đó, dòng Tên muốn ủng hộ hành động của những người, đặc biệt ở Châu Mỹ La Tinh, cũng như ở các nơi khác, khẳng định rằng, ở thời buổi mà các bất công xã hội ở những nước nghèo nhất của hành tinh, thực thi công chính phải đi đôi với việc tuyên xưng đức tin. Việc giải hóa tinh thần Kitô hàng loạt ở Âu châu gia tăng vào lúc có cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ. Không còn ai muốn ở nhà quê, thành phố bành trướng, trẻ con, người trẻ, đàn ông, đàn bà được thâu nhận vào làm việc với số lương thấp, không hưởng được quyền lợi của nghiệp đoàn. Đó là những ví dụ để suy nghĩ cho tương lai của đạo Công giáo ở các nước miền Nam, để không lặp lại vết xe này.

Tại Á Căn Đình, trước là giám mục, sau đó là hồng y, cha không phải là môn đồ cộng sinh với quyền lực chính trị và hàng giáo sĩ. Rất nhanh chóng, cha là biểu tượng sức mạnh duy nhất có khả năng chống lại chế độ Kirchner, cha không ngừng lên diễn đàn qua phương tiện báo chí, cha đi đến tận nơi, cha giảng trên tòa giảng, cha lên án các bất công xã hội đáng phẫn nộ và các luật cho phép phá thai và hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên, cha biết tha thứ và giải hòa; ngày tổng thống Nestor Kirchner chết, cha kêu gọi xếp qua một bên các vũ khí chính trị. Hôm tang lễ của tổng thống, cha đã nói: “Chúng ta đừng quên hôm nay chúng ta ở đây để cầu nguyện cho một người có tên là Nestor, người đã nhận dầu phong của dân chúng.”

Làm sao giải thích được sự kiện hồng y Jorge Bergoglio, trở thành giáo hoàng thứ hai trăm sáu mươi sáu kể từ giáo hoàng đầu tiên Phêrô, lại là một tu sĩ dòng Tên ở ngôi vị này? Tái phám phá tầm quan trọng của một nền linh đạo để cai trị trong một thế giới bị chủ nghĩa vật chất chế ngự chăng? Ghi nhận ra, trong các nước mới sinh sau, các giám mục dòng Tên ở những nước này có tỷ lệ cao hơn các nước thú nhất chăng? Vinh danh cho vai trò của các tu sĩ không nệ hà khó nhọc đã từ nhiều thế kỷ nay rao giảng Phúc Âm không ngưng nghỉ chăng? Châu Mỹ, nơi xuất thân của hồng y Bergoglio được gọi là “La-Tinh.” Có nghĩa là tất cả những gì châu lục này có là nhờ những người công giáo di dân đến từ Âu châu, theo đó, việc rao giảng Phúc Âm của châu lục này được biết từ thế kỷ 16. Cùng với các tu sĩ các dòng khác, các tu sĩ dòng Tên đã đóng góp phần của mình rất đáng kể. Ai còn nhớ cuốn phim Mission, thể hiện bằng âm nhạc và hình ảnh thời sứ vụ của dòng Tên bên cạnh những người Guaranis không? Sứ vụ này đã thành công khi chống lại được sự khinh khi của người Âu châu đối với các dân tộc này, mang đến sứ điệp Kitô cho họ và cung cấp cho họ công cụ để phát triển. Á Căn Đình là một trong những nước còn giữ các dấu vết không xóa mờ được của cuộc phiêu lưu bao la này vì vinh quang Thiên Chúa và vì nhân phẩm cho người Guaranis: một sự nghiệp lạ lùng phi thường đã kéo dài năm trăm năm trước khi bị tiêu diệt vì các tranh chấp đẫm máu giữa các vương quốc “rất Kitô” của những người đi chinh phục châu Mỹ can thiệp vào.

Việc bầu giám mục Buenos Aires vào Tòa Thánh đánh dấu một trang sử đã được lật qua. Đàng sau Á Căn Đình là bóng công việc của một lục địa. Tổng thống Barack Obama đã hiểu điều này khi chào mừng “vị giáo hoàng đầu tiên của châu Mỹ.” Có trên một tỷ tín hữu công giáo trên thế giới, Châu Mỹ La Tinh đã chiếm hơn một phần ba tổng số. Trên lục địa này, phong trào di dân đi từ Nam lên Bắc. Các người thuộc dòng giống Tây Ban Nha từng đợt đã đến định cư ở Mỹ. Họ thay đổi dần dần bộ mặt của nước Mỹ như chúng ta thấy trong việc bầu cử tổng thống vừa qua. Họ làm đảo lộn hình ảnh Công giáo ở Bắc Mỹ. Từ nay họ là “chủng tộc” đầu tiên đại diện hơn 40% tín hữu công giáo ở Mỹ. Nhưng họ vẫn còn nghèo và việc hội nhập của họ vào xã hội này còn khó khăn vì họ chưa nắm vững được các quy tắc điều lệ. Họ bị các trào lưu bè phái lôi cuốn hơn các sắc dân khác, các bè phái này đáp ứng nhu cầu tình cảm và cho họ các dịch vụ cụ thể. Các sức đẩy của các giáo phái Phúc Âm ngày càng nhiều ở Nam Mỹ mà tiêu biểu là nước Ba Tây bao la, nơi tỷ lệ những người rửa tội giảm sút một cách nhanh chóng.

Điều này buộc những người Mỹ ở phía Bắc cũng như phía Nam phải định hướng lại công việc mục vụ của họ trên vùng đất này. Chắc chắn giáo hoàng Phanxicô sẽ khuyến khích các hướng mới trong các phương pháp rao giảng Phúc Âm. Ngài cũng đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn với ký giả người Ý Andrea Tornielli: “Chúng ta ra công viên, chúng ta cầu nguyện, chúng ta dâng thánh lễ, chúng ta rửa tội dân chúng sau khi chuẩn bị ngắn ngũi. Chúng ta phải tránh căn bệnh thiêng liêng của một Giáo Hội khép kin trong thế giới của mình.”

Làm sao không thấy ở đây là việc loan báo một chương trình? Chúng ta tin chắc đức giáo hoàng Phanxicô, người có nhiều kinh nghiệm đi trước mà quyển sách này kể, sẽ không chỉ lo việc cải tổ Tòa Thánh.

Henri Mandelin, sj.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch