Đức Giáo hoàng cử hành hôn lễ trên không

329

Đức Giáo hoàng cử hành hôn lễ trên không

cedric.burgun.eu, Cédric Burgun, 2018-01-19

Với các tâm hồn thích hoài niệm, câu chuyện Đức Phanxicô cử hành hôn lễ trên máy bay là thêm dịp để họ chỉ trích ngài. Hôn lễ này gây ngạc nhiên và gây chất vấn, tôi có thể hiểu; nhưng có những phản ứng nhất định đã làm cho tôi nghi ngờ về giáo hội học ngầm hiểu ở đây: ví dụ, Đức Giám mục Rôma có cần các bài học giáo luật do cha xứ đưa ra để cử hành hôn lễ một cách hợp lệ không? Chúng ta hãy nghiêm túc một chút. 

Một câu chuyện hôn nhân đặc biệt

Cũng thú vị khi nhìn lại câu chuyện của hai vợ chồng này … Kết hôn gần 10 năm, họ sẽ làm đám cưới nhà thờ tháng 2 năm 2010. Mọi chuyện đã được dự trù nhưng một trận động đất phá hủy ngôi nhà thờ mà họ đáng lý kết hôn cùng ngày. Sẽ có người nghĩ vì sao không đi tìm ngôi nhà thờ khác… nhưng chúng ta có thể hình dung, trong bối cảnh bi đát, lý do không phải chỉ đơn thuần do ngôi nhà thờ bị sập! Thế là hôn lễ tôn giáo bị dời lại, họ chỉ làm hôn lễ dân sự. Và cũng thật thú vị khi hiểu Đức Giáo hoàng sẽ không cử hành hôn lễ giữa hai người chưa có dự trù hôn nhân nào và nhất là chưa chuẩn bị, theo những gì tôi có thể đọc. Ngài chỉ “bình thường hóa” một tình trạng hôn nhân và theo giáo luật, là một tình trạng ‘đau lòng hơn là bất thường’. Một vài nhà giáo luật – trong số đó có tôi – sẽ cho rằng, một cuộc hôn nhân dân sự là sự đồng ý của hai vợ chồng, nhưng không có hiệu lực về mặt giáo luật vì một lý do nào đó họ không đến bàn thờ.

Và hơn thế nữa, qua việc “bình thường hóa” này, Đức Giáo hoàng đã cho thấy một dấu hiệu khác: vì đã nghe câu chuyện của họ, ngài đã giải tội cho họ, đã hỏi họ về ý muốn của họ, báo L’Osservatore Romano nói rõ. Kết quả: khi việc bình thường hóa này xảy ra (tôi không có các tiến trình chính xác ở đây), một trong các mục đích của các trao đổi là để kiểm nội dung của sự ưng thuận luôn là yếu tố hiệu lực trong ý muốn của hai vợ chồng; và chúng ta biết, Đức Giáo hoàng đã hỏi họ có ý muốn duy trì quan hệ hôn nhân và tiếp tục sống trong quan hệ này không. Rồi ngài làm phép cho sự trao đổi ưng thuận này.

Một khả năng tự nhiên được ghi vào tâm hồn con người

Trong sự tôn trọng nhân phẩm và khả năng của người nam, người nữ, cần có một sự đồng ý đích thực, như trong sách Sáng Thế đã nói về bản chất của con người được Thiên Chúa tạo dựng, (Thiên Chúa đã để trong lòng con người khả năng trao tặng trong hôn nhân), Giáo hội có cái nhìn về các sự thật này trên một số hôn nhân gọi là tự nhiên (tôi có bài viết về hôn nhân do giáo dân cử hành, qua đó tôi phát triển thêm một ít về ý tưởng này).

Như thế cặp này đã thật sự đồng ý – diễn tả theo ý muốn của họ – trong lần đám cưới dân sự, nhưng chưa nhận được phép lành của Chúa để nói lên bí tích cho mối ràng buộc của họ. Vì thế họ ở trong tình trạng cần “bình thường hóa” hơn là tình trạng không có ý muốn kết hôn. Phải thừa nhận, đây là lý luận rất “hợp pháp” (một ưng thuận có hiệu lực hợp lệ, nhưng không có hiệu quả giáo luật ngay…); nhưng về mặt hôn nhân thì các tình cảm tốt đẹp chưa đủ, người ta không thể “dẹp bỏ” ý nghĩa thần học của bí tích hôn nhân, mà không có một khoa nhân học và một quan niệm về con người trong khả năng, một cách tự nhiên đáp trả lời mời gọi của Đấng Tạo Hóa, một lời mời gọi đã được Ngài đặt để trong lòng con người ngay từ đầu. Một người nam, một người nữ trao đổi sự ưng thuận của họ, là đã trả lời cho lời kêu gọi này dù là về mặt dân sự; điều này chứng tỏ vấn đề bí tích vượt lên vấn đề uy quyền và quyền lực của Giáo hội.

Cử hành một hôn lễ ít bình thường

“Chúng ta phải chụp một tấm hình với Đức Giáo hoàng. Chúng ta ở gần ngài và chúng ta sẽ kể câu chuyện đám cưới dân sự của mình, chúng ta có hai đứa con và chúng ta xin ngài ban phép lành. Và chúng ta xin ngài, nếu được ngài làm lễ cưới cho mình. Chúng ta sẽ nói với ngài chúng ta chưa làm đám cưới ở nhà thờ được, vì chúng ta đã dự trù làm đám cưới ngày 17 tháng 2 năm 2010, nhưng hôm đó một trận động đất đã làm sập ngôi nhà thờ”.

Và Đức Giáo hoàng đề nghị “bình thường hóa” tình trạng của họ bằng cử hành hôn lễ cho họ ngay lập tức! Họ đã vui mừng reo lên: “Chúng tôi ở giáo phận Trên trời!” Chắc chắn, cần phải làm thành thói quen để có một nghi thức phụng vụ đám cưới được triển khai, ở một nơi đặc biệt như nhà nguyện (nhưng tất cả đều tùy theo thẩm quyền); nhưng Đức Giáo hoàng đã dùng hình thức “đơn giản” để tiến hành nghi thức trao đổi lời ưng thuận, lời tuyệt đối để hợp pháp hóa cho hôn nhân: trao đổi lời ưng thuận, có sự hiện diện của hai nhân chứng và một người “tham dự” có quyền theo giáo luật để tiếp nhận lời trao đổi này, nhân danh Giáo hội.

Như vậy ai có thể chống, cho rằng Giáo hoàng không có thẩm quyền giáo luật nơi chính con người của ngài? Một vài người sẽ nêu lên phải có cha xứ và giám mục sở tại. Có cần phải nhắc lại ở đây quyền uy của giáo hoàng không? Điều 331 của Giáo luật hiện nay thì rất rõ ràng:

“Giám mục Rôma, người được Chúa giao chức vụ của Thánh Phêrô, vị tông đồ đầu tiên của các Tông đồ, phải truyền cho các vị kế nhiệm của mình, là người lãnh đạo Hội đồng Giám mục, là người Đại diện Chúa Kitô và là Chủ chăn của toàn Giáo hội trên quả đất này; vì thế trong Giáo hội, theo chức vụ của mình, Giám mục Rôma có quyền, bình thường, tối cao, trọn vẹn, ngay lập tức và hoàn vũ mà ngài luôn thực hiện hoàn toàn theo ý ngài”.

Theo một cách nói khác, điều này có nghĩa Giáo hoàng có quyền pháp lý trên toàn Giáo hội công giáo, khắp nơi trên thế giới, một cách ngay lập tức và hoàn toàn tự do. Có nghĩa đặc cách hàng đầu của giáo hoàng không phải là đặc cách danh dự, nhưng là quyền pháp lý đích thực với toàn bộ mệnh lệnh và quyền uy riêng: ngược lại với giám mục địa phận, “người đầu tiên trong hàng ngủ của mình, primus inter pares” là người canh để cùng nhau tiến hành công việc một cách tốt đẹp.

Điều thú vị ở đây, quyền lực này là tối thượng, không phụ thuộc vào bất cứ ai; có nghĩa là ngài có thể hành động theo sự thuận tiện của mình, trước tiên hoặc cuối cùng. Thêm nữa, điều 331 của giáo luật nói đến sự “toàn thể” trên khắp mảnh đất: có nghĩa tất cả những gì nhà cầm quyền giáo hội làm, thì Giáo hoàng cũng có thể làm (và cũng cần nhắc lại, có một vài việc mà chỉ có duy nhất một mình ngài mới làm). Người ta cũng nói đến quyền năng hoàn vũ, ngài có thể thực hiện trên toàn Giáo hội hay ở một Giáo hội đặc biệt, hay một nhóm Giáo hội, trên tất cả giáo dân hay trên một nhóm giáo dân đặc biệt.

Quyền năng này được mô tả “ngay lập tức” và “tự do” trong giáo luật 331. Ngắn gọn chúng ta nên nhớ,  Đức Giáo hoàng có thể sử dụng quyền này mà không qua trung gian, về mọi vấn đề trực tiếp, mà không cần qua trung gian hay sự đồng ý của một thẩm quyền nào. Nói cách khác, như giáo sư tác giả J.-B. d’Onorio trong tác phẩm của mình về guồng máy quản trị Giáo hội đã viết: “Đức Giáo hoàng có thể thực hiện mỗi quyền hạn của mình trong một hay nhiều giáo phận mà không cần phải xin ý kiến, đồng ý hay có phép của giám mục địa phương, cũng không cần tuyệt đối phải theo thứ tự phân cấp xuống dần” (trang 73), ngài hoàn toàn tự do đối với bất cứ thẩm quyền nào dù dân sự hay giáo hội. Đó là lý do vì sao mọi tín hữu trong Giáo hội luôn có thể đưa ra nhận định của mình, và giáo hoàng có thể đưa ra quyết định can thiệp vào một vụ địa phương nếu ngài thấy cần.

Vậy có cần đặt lại vấn đề về tính hợp lệ của một hôn nhân như vậy vì thiếu yếu tố giáo luật không? Tôi nghĩ là không. Còn về việc nó có thể bị cho là không giá trị bởi chính cặp vợ chồng, tôi nghĩ sự chính đáng là đã quá đủ để không đưa ra những phán đoán như vậy về hai vợ chồng: đó là công việc chỉ tùy thuộc vào các thẩm phán của giáo hội nếu họ thật sự yêu cầu!

Một tấm gương sáng cho việc tiếp nhận mục vụ

“Hôn nhân của chúng tôi sẽ rất quan trọng cho tất cả các cặp chưa kết hôn trên thế giới. Nó sẽ giúp và khuyến khích nhiều người làm đám cưới. Chúng tôi là giáo dân của giáo phận trên trời!”

Đúng, đám cưới này là tấm gương của đức ái và của đón nhận. Đức Giáo hoàng đã không xin chúng ta bỏ các hình thức “quan thuế giáo xứ” và các tiến trình đôi khi hẹp hòi của chúng ta khi đón nhận người khác đó sao? Và tôi cũng không bị buộc tội khi muốn làm giảm nhẹ khâu chuẩn bị hôn nhân; nhưng trong trường hợp này, Đức Giáo hoàng đã cho thấy sự phân định của ngài, ngài đã thấy ơn Chúa tác động trong đời sống của hai vợ chồng này.

Linh mục Cédric Burgun thuộc giáo phận Metz, hội viên của Cộng đoàn Emmanuel. Linh mục là tiến sĩ giáo luật, giáo sư diễn giải giáo luật ở Viện Công giáo Paris, Phó khoa trưởng Phân khoa Giáo luật, là thẩm phán giáo hội của Province Ile-de-France; giám đốc Chủng viện Carmes (chủng viện đại học Viện Công giáo Paris).

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc: Đám cưới trên không