Chi-lê: Đức Phanxicô xin lắng nghe “minh triết” của các dân tộc bản địa

113

Chi-lê: Đức Phanxicô xin lắng nghe “minh triết” của các dân tộc bản địa

cath, Xavier Le Normand, 2018-01-16

Tại dinh tổng thống ở thủ đô Santiago, ngỏ lời với nhà cầm quyền, Đức Phanxicô xin họ lắng nghe “minh triết” của các sắc dân bản địa. Ngày 16 tháng 1 – 2018, trong bài diễn văn đầu tiên của chuyến tông du Chi-lê, ngài diễn tả sự “hổ nhục” và nỗi đau của mình về các “tội lỗi không thể chữa lại được” của một số giáo sĩ đã phạm trên các em vị thành niên.

Bà Tổng thống Michelle Bachelet chào Đức Phanxicô, bà nói Đức Phanxicô đến một đất nước bây giờ “công chính, tự do và khoan dung hơn”, nhưng các bất bình đẳng vẫn còn phải hy vọng.

Sau 16 năm độc tài khát máu

Trong bài diễn văn của mình, Đức Phanxicô mừng hai trăm năm độc lập của Chi-lê, đất nước đã thành công để có một chế độ dân chủ, nhưng không phải là không đau đớn. Người dân Chi-lê đã sống 16 năm dưới chế độ quân sự của tướng đảo chánh

Augusto Pinochet, sau cú đảo chánh ngày 11 tháng 9 – 1973 lật đổ chính quyền Salvador Allende được dân bầu. Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, thì chế độ độc tài Pinochet đã giết và làm “mất tích” hơn 3 200 người và hàng chục ngàn người bị tra tấn.

Dù có các tiến bộ dân chủ trong nước, nhưng Đức Phanxicô cảnh báo, không được “bằng lòng” với những gì đã thực hiện được và đừng quên vẫn còn các bất bình đẳng. Theo ngài, người Chi-lê đứng trước một “thách thức lớn”: xây dựng một nền dân chủ vượt lên các khía cạnh hình thức, không rơi vào chia rẽ và ưu thế.

Các dân tộc bản địa thường bị bỏ quên

Theo Đức Phanxicô, muốn xây dựng nền dân chủ, nhà cầm quyền phải lắng nghe người khác: những người trẻ, những người lớn tuổi, người thất nghiệp, người di dân nhưng cả các dân tộc bản điạ Chi-lê. Họ là những người thường bị lãng quên, trong khi văn hóa và căn tính của họ lại là nguồn phong phú của đất nước, một quốc gia có nhiều sắc dân thiểu số. 

Các sắc dân in-điên sống bên lề, họ hy vọng lời nâng đỡ của Đức Phanxicô được lắng nghe | © Jacques Berset

Đối với Đức Phanxicô, các dân tộc này có thể mang “minh triết” của họ để xây dựng một nền văn hóa biết tôn trọng môi sinh đứng trước sự “tấn công của quyền lực kinh tế”. Minh triết này có trong gốc rễ của đất nước và có thể giúp vượt lên khái niệm thuần túy theo chủ nghĩa tiêu thụ của cuộc hiện sinh. Nhưng điều này đòi hỏi một sự “chọn lựa tận căn cho đời sống”, nhất là khi nó bị đe dọa.

“Đau đớn” và “hổ nhục” vì các lạm dụng trên các trẻ vị thành niên.

Đức Phanxicô cũng xin nhà cầm quyền lắng nghe trẻ em để các em được bảo đảm có một “tương lai xứng đáng”. Một lời kêu gọi bao gồm luôn cả Giáo hội: đứng trước “tội ác không thể chữa lại được” do một số thành viên trong hàng giáo sĩ, Đức Phanxicô tố cáo các hành vi lạm dụng tình dục trên trẻ em. Ngài nói: “ Tôi không thể không diễn tả sự đau đớn và hổ nhục khi đứng trước các tội ác phạm trên trẻ em của những người trong Giáo hội”. Phải xin các nạn nhân tha thứ và nâng đỡ họ và phải cam kết là không để những chuyện này xảy ra nữa. Các lời này đã được cử tọa vỗ tay, chỉ duy nhất có một lần bài diễn văn bị ngưng vì tiếng vỗ tay này.

Sau bài diễn văn đầu tiên, Đức Phanxicô tiếp kiến riêng với bà tổng thống Michelle Bachelet. Người kế nhiệm bà, ông Sebastian Piđera sẽ nhận chức vụ vào ngày 9 tháng 3 sắp tới. Ông hiện diện trong buổi gặp này và đã được Đức Phanxicô chào. Sau buổi gặp với nhà cầm quyền, Đức Phanxicô đến công viên O’Higgins, Santiago để dâng thánh lễ.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

 

Xin đọc: Đức Giáo hoàng “đau đớn và hổ thẹn vì nỗi đau của các trẻ em”