Phật giáo có trở nên bạo lực không?

541

Một cảnh trong phim tài liệu “Nhà sư W.” của đạo diễn Barbet Schroeder

la-croix.com, Isabelle de Gaulmyn, 2017-06-04

Thứ bảy 3 tháng 6-2017, nhân dịp phát hành phim tài liệu của đạo diễn Barbet Schroeder, “Nhà sư W.”, nữ ký giả Isabelle de Gaulmyn giải thích làm thế nào mà tiếc thay, phật giáo lại không tránh được bạo lực.

Người ta thường có cảm tưởng phật giáo tránh được bạo lực, mà tiếc thay nhiều tôn giáo vướng phải. Vì lý do này, ở phương Tây, phật giáo có một hình ảnh rất đẹp. Nhưng cuốn phim tài liệu “Nhà sư W.” vừa chiếu gần đây ở Liên hoan phim Cannes của nhà đạo diễn Barbet Schroeder, cho thấy, cũng như các tôn giáo khác, khi hội đủ yếu tố, phật giáo cũng không tránh được bạo lực.

Cuốn phim của Barbet Schroeder kể câu chuyện đời của nhà tu Miến Điện Ashin Wirathu, một trong những người cầm đầu phong trào quốc gia cực kỳ bạo lực, Ma Ba Tha, tên tiếng Miến có nghĩa “Hiệp hội bảo vệ giống nòi và tôn giáo”.

“Giống nòi và tôn giáo”: nói lên tất cả. Phong trào này dùng tôn giáo để biện minh cho sự hận thù người khác, hận thù sự khác biệt, nhất là đối với những người thuộc dân tộc thiểu số như người hồi giáo Rohingya.

Phật giáo Miến Điện có cá biệt không?

Mới đầu, họ đồng nhất: Miến Điện có 51 triệu dân, là nước có đa số người dân theo đạo phật, hai tôn giáo sống bên lề là kitô giáo và hồi giáo, người Rohingya ở Bang Arakan. Trong một nước mà tôn giáo và sắc dân chính là bamar chiếm hai phần ba dân số, họ liên kết chặt chẽ với nhau: ai là người Miến Điện thì người đó là phật tử.

Nhưng hình thức cực kỳ hung bạo của phật giáo Miến Điện là mới có gần đây, phần lớn do hành động của quân kháng chiến trong hàng chục năm gần đây. Từ năm 1988, quân đội lên nắm chính quyền, tạo nên sự chống đối mãnh liệt lớn dần trong dân chúng, quân đội dựa trên quyền lực tôn giáo, họ tài trợ cho các chùa rất nhiều. Họ cho phép thành lập phong trào tôn giáo-quốc gia Ma Ba Tha, phong trào này đặc biệt có nhà sư Ashin Wirathu cực kỳ hung bạo và bài ngoại. Đó là giai đoạn cực kỳ huy hoàng của phật giáo: vào thời đó, người ta thường hay nói tại Miến Điện, đài truyền hình chỉ có hai màu, màu xanh lá cây và màu cam, xanh lá cây của quân nhân, màu cam của các nhà sư.

Làm sao giải thích chủ nghĩa cực đoan tôn giáo lại phát triển nhanh như thế ở đất nước này?

Năm 2001, một năm quan trọng, các người taliban phá hủy các tượng Phật ở  Bâmiyân, Afghanistan. Người phương Tây chúng ta thấy đó là một sự mất mát về mặt văn hóa. Nhưng đối với người Miến Điện thì đó là một sự chạm trán tôn giáo. Và chuyện này đã làm thuận lợi cho một giả thuyết có sự bành trướng hồi giáo ở Á châu và bủa vây bởi hận thù của nước láng giềng Bangladesh.

Vì thế đã có các cuộc biểu tình cực kỳ hung bạo chống người hồi giáo, trong sự dửng dưng hoàn toàn của cộng đồng quốc tế. Đến mức mà quân đội đã bỏ tù nhà sư Wirathu từ năm 2003 đến năm 2011, tình hình trở nên hoàn toàn không kiểm soát được.

Và bây giờ?

Bây giờ đất nước trở về với nền dân chủ, nhưng loại phật giáo bạo lực vẫn còn tiếp tục bành trướng. Năm 2012 và năm 2015, trong các cuộc bầu cử, phong trào Ma Ba Tha áp đặt dấu hiệu 969 mà tất cả mọi cửa hàng và hãng phải dán trên cửa. Một con số mang nhiều ý nghĩa: số 9 đầu tiên là biểu hiệu của Phật, số 6 là Pháp, huấn giáo của phật giáo, số 9 là Tăng, (cộng đoàn tăng lữ). Ngày xưa, Phật, Pháp, Tăng là dấu hiệu đặc biệt của phật giáo (Tam Bảo). Và đó là con số 969. Phong trào Ma Ba Tha tiếp tục gây áp lực trên các nhân vật chính trị, kể cả đảng của bà Aung San Su Kyi, để ngăn cản việc thừa nhận quyền tự do của người hồi giáo Rohingya.

Cho đến bây giờ các nhà chức trách tôn giáo không nói gì và họ tránh chỉ trích công khai. Nhưng đứng trước các tố cáo quốc tế ngày càng nhiều, họ giữ khoảng cách: ngày 23 tháng 5 vừa qua, 47 nhà sư thuộc của Phật giáo Ma Ha Na, nhà cầm quyền cao nhất của phật giáo Miến Điện, cấm phong trào Ma Ba Tha. Ngày 26 và 27 tháng 5-2017, Ma Ba Tha quyết định tự đình chỉ hoạt động.

Còn về phần nhà sư Wirathu, thì từ tháng 3-2017, ông bị cấm giảng một năm. Từ đó, trong các buổi họp với công chúng, ông bị cấm không được lên tiếng, một băng kéo được dán trên miệng ông. Hơn nữa, từ tháng 5, nhiều nhà sư cực đoan bị đăng tên vì sự liên can của họ giữa người phật tử và người hồi giáo ở  Rangoun. Phật giáo không còn đồng nhất như hồi giáo và kitô giáo. Họ đi qua cũng cùng các căng thẳng của thời hiện đại, các lo âu đứng trước các tôn giáo khác trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi mà các bản sắc văn hóa đang ở trong thời kỳ khủng hoảng.

Nhưng điều đáng kể trong công việc của nhà đạo diễn Barbet Schroeder là chính ông là người đã theo đạo phật. Và ông không che mắt mình, ông nhận ra phật giáo, tôn giáo đã lôi cuốn ông cũng có các vùng tối, và ông muốn tháo bỏ các cơ chế có thể dẫn đến chiến tranh và cái chết của một đạo có đường hướng thiêng liêng hướng về một lý tưởng tuyệt đối.

Marta An Nguyễn dịch

Bộ mặt của nhà sư kinh hoàng Wirathu trên số báo Time tháng 7-2013