Đức Phanxicô đã được vỗ tay nhiệt liệt khi ngài lên án “những người trục lợi” trong chuyến đi thăm nhà máy thép ILTA, Genoa.

375

Hàng ngàn công nhân đã đến vỗ tay reo hò đón Đức Phanxicô

huffingtonpost.fr, Esther Degbe Esther, 2017-05-27

Rõ ràng là ngài được mong chờ. Đức Phanxicô mà vai trò phụ của ngài là lãnh đạo Quốc gia đã được công nhân nhà máy thép Ilva vỗ tay nhiệt liệt, khi ngài đến thăm nhà máy ở tỉnh Genoa, nước Ý. Như một người bênh vực, ngài đặt lên bệ “phẩm chất” do việc làm đem lại và lên án “những người trục lợi”, nhân vật chính của nền “kinh tế không mặt”.

Thoải mái trong một nhà kho mênh mông, Đức Phanxicô nói chuyện trước hàng ngàn công nhân giương mũ lao động hô to “Phanxicô, Phanxicô!”. Ngài nhấn mạnh “không có việc làm cho tất cả thì sẽ không có phẩm cách cho tất cả”. Trả lời các câu hỏi của bốn người, trong đó có người đứng đầu hãng và một nữ công nhân thất nghiệp, Đức Phanxicô đề cao giá trị “làm việc tốt, bằng phẩm cách và danh dự”. Dù cho việc làm có thể khó nhọc nhưng theo Đức Phanxicô, “trên trái đất này, ít có niềm vui nào lớn cho bằng niềm vui được trải nghiệm khi làm việc”.

“Không có việc làm, người ta có thể sống còn, nhưng để sống thì con người cần có việc làm”, Đức Phanxicô nhấn mạnh, ngài cho rằng nạn thất nghiệp nơi người trẻ là “món nợ cho tương lai” và đó là dấu hiệu của một “nền dân chủ bị khủng hoảng”.

Đối với Đức Giáo hoàng, không phải tất cả mọi nghề đều có giá trị ngang nhau

Một vài công việc làm ít nhiều đáng bị chỉ trích, theo ngài, đó là các việc làm trong các sản phẩm khiêu dâm, kỹ nghệ bài bạc hay trong các hãng xưởng không tôn trọng nhân quyền hay thiên nhiên.

Ngài cũng lên án những người trở thành “nô lệ” cho việc làm của họ bị “hãng mua chuộc”, một công ty “hưởng lạc” chỉ “thấy duy nhất việc tiêu thụ và không hiểu giá trị của công ăn việc làm và của mồ hôi”, hoặc khái niệm “chuộng người xứng đáng” là một loại “hợp thức hóa sự bất bình đẳng”.

Ngài cũng muốn phân biệt rõ giữa những người kinh doanh thật sự và những người đầu cơ trục lợi. Theo Đức Phanxicô, một “người kinh doanh thật sự trước hết phải là người thợ làm việc” ở bên cạnh nhân viên của mình, một người “không thích cho nhân viên nghỉ việc”. Ngài tuyên bố: “Ai nghĩ rằng để giải quyết vấn đề của hãng thì phải cho nhân viên nghỉ việc, người đó không phải là một người lãnh đạo tốt. Hôm nay họ bán nhân viên của họ, ngày mai họ sẽ bán chính nhân cách của họ”.

Đức Phanxicô nhấn mạnh: “Bệnh của nền kinh tế hiện nay là dần dần biến đổi người chủ hãng thành người trục lợi”. Ngài định nghĩa: “Người trục lợi giống như lính đánh thuê, họ không kinh doanh, họ xem nhân viên của họ chỉ là phương tiện để họ hưởng lợi”.

Ngài lên án: “Sau đó thì mọi thứ đều đổ nát, nền kinh tế mất mặt và các khuôn mặt của mình, đó là nền kinh tế không có mặt, một nền kinh tế trừu tượng”.

Công ty sắt thép Ilva ngập nợ nần, được đặt dưới sự giám sát của Nhà nước và từ đầu năm 2015 đã được quốc hữu hóa. Từ đó Quốc gia dự kiến sẽ nhường công ty Ilva cho công ty sắt thép khổng lồ ArcelorMittal do nhà tỷ phú Ấn Độ Lakshmi cầm đầu.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch