lepoint.fr, Dominique Dunglas, đặc phái viên ở Rôma, 2017-03-28
Donald Trump và Đức Phanxicô chưa nói chuyện trực tiếp với nhau, tuy nhiên họ sẽ không thể nào không nhìn nhau mãi mãi…
Từ khi lên làm Tổng thống, Donald Trump chưa bỏ thì giờ ra để điện thoại cho Đức Giáo hoàng. Một im lặng làm Vatican ngạc nhiên. Sau cuộc bỏ phiếu ngày 8 tháng 11, văn phòng tổng thống thắng cử đã liên lạc với Sứ thần Tòa Thánh ở Washington để tổ chức một cuộc nói chuyện giữa hai nguyên thủ Quốc gia. Đức Phanxicô đã đồng ý. Nhưng từ đó điện thoại chưa reo.
Thêm nữa sự trễ nải này là một chuyện hớ, bị xem như đóng băng giữa Washington và Rôma. Các khó khăn đầu tiên xuất hiện khi ứng viên Đảng Cộng hòa nêu lên dự án xây tường giữa Mỹ và Mêhicô. Đức Giáo hoàng Argentina Jorge Bergoglio tuyên bố: “Một người nghĩ đến việc xây tường chứ không xây cầu thì người đó không phải là tín hữu kitô.” Câu trả lời kết thúc đối thoại: “Đức Giáo hoàng là một người rất chính trị, ngài không hiểu các vấn đề di dân của chúng ta. Nếu Vatican bị Nhà nước Hồi giáo tự xưng tấn công thì hẳn ngài mong Donald Trump là tổng thống Mỹ.”
Đấu tranh nội bộ
Đức Giáo hoàng không nổi nóng, nhân chiến thắng bầu cử của Donald Trump lại chưa có bằng chứng gì, ngài xem ông không phải là người phạm tội. Sau ngày 8 tháng 11, ngài khẳng định: “Sợ hay vui về sự đắc cử của Donald Trump là khinh suất. Chúng ta sẽ xem ông làm gì và sau đó chúng ta đánh giá sau”. Tuy nhiên các tuần lễ sau ngày tuyên thệ ngày 20-1-2017 đã cho phép Washington và Rôma xích lại gần nhau về đường hướng phò-sự sống và việc bổ nhiệm ông Neil Gorsuch, một chánh án bảo thủ vào Tòa Tối Cao. Nhưng cứ lên án nhiều lần nạn “thờ thần tài”, nạn có một cái nhìn không phẩm giá đối với phụ nữ, các nguy cơ có chiến tranh tôn giáo chống hồi giáo, thói mị dân – liên hệ đến thói mị dân của Đức năm 1933 –, kêu gọi đón tiếp người tị nạn, thì Đức Giáo hoàng Argentina cho Tổng thống Mỹ biết họ không ở cùng tần sóng.
Các kẻ thù của Đức Phanxicô trong lòng Giáo hội cũng hiểu điều này. Donald Trump trở thành hình tượng cho dòng bảo thủ đang đấu tranh chống sự đổi mới được Đức Giáo hoàng Jorge Bergoglio tiến hành. Hồng y Mỹ Raymond Leo Burke, nhân vật cao nhất giáo triều trực diện chống Giáo hoàng là người thân cận với ông Steve Bannon, cố vấn chiến lược của Donald Trump trong các tư tưởng cực đoan. Phía cánh bên kia của Giáo hội, các nhà cải cách công kích Donald Trump mãnh liệt. Linh mục Antonio Spataro, người rất thân cận với Đức Phanxicô, cha là giám đốc tờ báo Dòng Tên Văn minh Công giáo (Civilta Cattolica) đã so sánh Tổng thống Mỹ với Hoàng đế Constantin, người tự cho mình như người bảo vệ kitô hữu trong mục đích có được một sự hợp pháp hóa giả tạo.
Merkel, người đi trước
Nhưng Tổng thống Mỹ và Đức Giáo hoàng không thể không nhìn nhau mãi mãi. Hội đồng G7 sẽ họp ở Ý ngày 25 và 27 tháng 5 sắp tới sẽ là dịp lý tưởng để hai bên gặp nhau. Nhưng chính quyền Mỹ chưa bổ nhiệm tân đại sứ Mỹ ở Tòa Thánh, cũng chưa lên chương trình để có một cuộc tiếp kiến.
Từ chối không đến Vatican trong chuyến đi Âu châu của mình, Donald Trump sẽ làm một hành vi không thể hiểu được đối với các chuẩn mực của ngoại giao toàn cầu. Tuy nhiên một vài nhà ngoại giao đặt câu hỏi, liệu như thế có tốt hơn không. Nếu trước Đức Giáo hoàng, Donald Trump cũng thiếu tôn trọng như đã đối với bà Thủ tướng Đức Angela Merkel, thì không ai có thể hình dung được phản ứng của một Jorge Bergoglio, người không dễ để mình bị dẫm lên chân dù người đó là một tỉ phú yankee. Ngay cả đó là Tổng thống Mỹ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch