pelerin.com, Philippe Demenet, số báo đặc biệt tháng 10-2016
Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ, không bao giờ! Chính chúng ta mới mệt mỏi khi xin Ngài tha thứ! Chúng ta xin ơn để không bao giờ mệt mỏi khi xin ơn tha thứ, vì Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ cho chúng ta. Chúng ta hãy xin ơn này. Kinh Truyền Tin ngày 17 tháng 3-2013.
Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến các học sinh tiểu học ở vùng ngoại ô Napoli và Roma ngày 31 tháng 5-2014 tại Vatican.
Đây là “sứ điệp mạnh nhất của Chúa”, “thẻ căn cước của Chúa chúng ta”: lòng thương xót Chúa ở trọng tâm đời sống và triều giáo hoàng của Đức Phanxicô. Nhân loại chúng ta bị gặm mòn bởi sự bất bình đẳng và loại trừ, bởi chủ thuyết tương đối và cho rằng chẳng có gì là tội, chẳng có gì cần phải cứu chuộc, bởi “đặt ưu tiên cho chuyện ngắn hạn” làm tác hại đến con người và thiên nhiên, nhân loại của chúng ta cần lòng thương xót, vì nhân loại này là “nhân loại bị thương tổn”. Chính khi cảm nhận “thời điểm thuận lợi” trong tâm hồn và với tất cả ý thức mà Đức Phanxicô ra sắc lệnh Năm Thánh Lòng thương xót cho năm 2015-2016. Ngày 29 tháng 11-2015, ngài đã đến nhà thờ chính tòa Bangui, Trung Phi, một nước lâm cảnh nội chiến, để mở Cửa Thánh đầu tiên. Ngài mời gọi Giáo hội đi ra khỏi chính mình để đến bên đầu giường của một nhân loại bị tổn thương, như công việc của một “bệnh viện làng quê”. Đón nhận trong tinh thần kitô là cho kẻ khát uống, là không đặt trạm “quan thuế mục vụ” trên đường đi của họ. Người khát được uống nước, được chúc lành, được nhận các phép bí tích.
Đôi khi sự gần gũi của Chúa làm chúng ta cảm nhận như sự gần gũi của một bà mẹ (…) khi bà hát ru con, khi bà nghe giọng nói của con (…) và nói theo giọng của con, đến độ nghe như buồn cười nếu không hiểu điều cao cả ở đó. (…) Nếu chúng ta có can đảm mở lòng mình trước sự hiền dịu của Chúa, thì chúng ta sẽ có tự do về mặt thiêng liêng biết là chừng nào! Bài giảng ở Nhà nguyện Thánh Mácta ngày 11 tháng 12-2014.
Nhận tội là lúc tâm hồn gặp Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc, là tìm lại cảm nhận sâu đậm Ngài đã có đối với chúng ta. Và cuối cùng, sững sốt nhận ra mình được cứu. Sách “Tôi tin ở con người”, Nxb. Flammarion, 2013.
Đừng quên lòng thương xót Chúa là mộc khiên, là thành trì chống bất công, chống suy thoái và áp bức. Instagram của Đức Phanxicô trong chuyến đi Mêhicô ngày 18 tháng 2-2016 của ngài.
Siêu anh hùng của các giá trị! Rôma ngày 29 tháng 1-2014
Chúng ta hoàn toàn ở trong tình trạng ngược với tình trạng dụ ngôn Người Mục tử Nhân hậu, bỏ 99 con chiên lành trong rào để đi tìm 1 con chiên lạc ngoài rào: chúng ta có 1 con chiên trong rào và 99 con ngoài rào mà chúng ta không đi tìm. Tôi chân thành tin, vai trò chủ yếu của Giáo hội ngày nay không phải là bỏ một số giới luật, làm dễ dãi chuyện này chuyện kia, nhưng vai trò chủ yếu là đi ra, là đi đến với giáo dân. (…) Như bất cứ ai, khi ra đường chúng ta sẽ có nguy cơ gặp tai nạn. Nhưng tôi thích ngàn lần, một Giáo hội gặp tai nạn hơn là một Giáo hội bệnh hoạn. Sách “Tôi tin ở con người”. Nxb. Flammarion, 2013.
Đức Phanxicô đến nhà thờ Saint-Alphonse-Marie de Liguori ở giáo xứ ngoại vi Rôma trong lễ Ba Vua, ngày 6 tháng 1-2014.
Tôi là kẻ có tội được Chúa nhìn đến. (…) Tôi là người được Chúa nhìn đến. (…) Và đó là con người của tôi: một người có tội được cái nhìn của Chúa đoái đến. Trong bài phỏng vấn với tạp chí Dòng Tên Văn minh Công giáo do linh mục Antonio Spadaro thực hiện ngày 19 đến 29 tháng 8-2013.
Tĩnh tâm Mùa Chay 2015 ở Ariccia với Giáo triều, Ý ngày 22 tháng 2-2015.
Trong những lúc mà chúng ta không hiểu gì, trong những lúc mà chúng ta chỉ muốn phẫn nộ, chúng ta phải đưa tay ra và níu áo Mẹ: “Mẹ!” Như đứa bé kêu “Mẹ!” khi nó sợ. Bài giảng tự phát ở phi trường quốc tế Tacloban, Phi Luật Tân ngày 17 tháng 1 năm 2015. Cầu nguyện với Đức Mẹ trong ngày kết thúc tháng Đức Mẹ, 31 tháng 5-2013, Vatican. © Stefano Spaziarli