Làm sao vượt qua được chứng trầm cảm?

680

grun-depressionfr.aleteia.org, Jacqueline Picoche, 2016-11-23

Không tìm cách thay thế thuốc, Linh mục Anselm Grün, tu sĩ Dòng Bênêđictô mang đến cho bạn sự trợ giúp thiêng liêng

Anselm Grün sinh năm 1945, tiến sĩ thần học và là tu sĩ Dòng Bênêđictô. Cha là cha quản lý của Đan viện Münsterschwarzach ở Bavière, nước Đức. Quản lý là lo của cải thế sự, cha không nghĩ “công việc của một tu sĩ Bênêđictô” chỉ là công việc học thức uyên bác tôn giáo. Đúng vậy, đan viện của cha thuộc về nhánh chuyên về truyền giáo. Trong những năm 1970, cha khám phá thế giới Cổ Đại và thấy tư tưởng của họ có liên hệ với ngành tâm lý hiện đại. Đặc biệt Tổ phụ Évagre le Pontique xưa từ 1600 năm đã có những mô tả ngạc nhiên về một vài trạng thái mà người thời nay bị. Chính trong bối cảnh này mà Linh mục Grün có những buổi hội thảo, các lớp học, các buổi tĩnh tâm, các buổi thiền, ăn chay và chiêm niệm. Linh mục là tác giả của rất nhiều tác phẩm “tâm lý thực hành” mà mục đích là giúp người đọc bình an với chính mình, với Chúa và các tác phẩm này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Một sự trợ giúp về mặt thiêng liêng nhưng không thay thế thuốc

Linh mục là “tư vấn thiêng liêng”, qua quyển sách này, linh mục giúp những người trầm cảm “đi qua chứng trầm cảm của mình” với những lời tâm sự rất phong phú của các người đi tĩnh tâm với mình, với phần phân tích các đoạn Phúc Âm. Tuy nhiên, linh mục không nghĩ mình thay thế bác sĩ, người cho thuốc, cũng không thay thế các bác sĩ tâm thần hoặc các nhà tâm lý trị liệu! Mỗi người trong địa hạt của mình có những hiệu quả mà không ai được xem thường. Nhưng chứng trầm cảm cũng mang khía cạnh tâm linh, và đó là lãnh vực của cha. Cha không “dám” khẳng định mình chữa lành được bệnh nhân, nhưng cha biết mình đã cải thiện được tình trạng của một số người. Lý do và triệu chứng trầm cảm thì có rất nhiều. Cha lần lượt xem xét họ có phải là người “kiệt sức vì có quá nhiều khó khăn”, người “quá nhạy cảm với thế gian này”, người “trầm cảm dù thành công”, người “cảm thấy mình có trách nhiệm hoặc mang mặc cảm tội lỗi về mọi chuyện” không vv.

Đối diện với chứng trầm cảm

Đối với bệnh nhân, bước đầu là “đối diện với chứng trầm cảm của mình”, thay vì nói “thế giới này thật khủng khiếp”, thì phải nghĩ “thế giới này dưới mắt tôi khủng khiếp, tôi nhìn nó với cặp mắt kiếng màu đen”. Từ lúc đó, điều tốt cho bệnh nhân là chiêm niệm về một vài việc chữa lành của Chúa Kitô: nghĩ đến người bệnh phung cùi, họ có bị mặc cảm tội lỗi đè nặng không, đến người mù, họ có nghĩ mình không còn một tương lai nào không, nghĩ đến người bại liệt, họ có nghĩ chỉ việc đi ra khỏi giường là cả một thử thách hay không. Các chú giải của linh mục Grün trong các đoạn Phúc Âm này có thể giúp người bệnh suy niệm. Các quan hệ giữa vua Xa-un và Đavít, câu chuyện của tiên tri Êlia là các ẩn dụ về tình trạng trầm cảm. Thánh Phaolô cũng đóng góp trong câu chuyện Tuần Thương Khó Chúa Kitô và Chúa hấp hối trong Vườn Cây Dầu. Trong suốt quyển sách, tác giả kể các câu chuyện Thánh Kinh để người bệnh nhìn vào, với sự hướng dẫn của người giàu kinh nghiệm, thấy được thường thường chứng trầm cảm của mình là một dấu hiệu, một lời kêu gọi để mình thay đổi cuộc sống, để thấy cần thiết phải qua một giai đoạn khác của cuộc đời.

Tác giả cũng giải thích cho độc giả hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa chứng trầm cảm bình thường với “đêm đen tối” của các nhà thần nghiệm. Nếu người trầm cảm sau khi đã cầu nguyện lâu dài để xin mình thoát được chứng bệnh này mà chưa được nhận lời, và nếu tự đáy lòng họ nói được: “Xin theo ý Chúa chứ không theo ý con”, họ chấp nhận sự đau khổ của mình, chấp nhận con người thật với “những hạn chế” của mình, và họ dựa vào ý Chúa, thì họ sẽ đi từ thái độ vị kỷ qua thái độ “đặt Thiên Chúa làm trọng tâm”, khi đó họ sẽ bật lên được, tìm sức mạnh theo hình thức anh hùng tính. Có những “người u sầu” không thoát ra được tính bi quan cố hữu nhưng có thể học để sống với chứng trầm cảm của mình và có thể có ơn ích. Cha xem như một định đề, trong “tận thâm sâu tâm hồn” của mỗi người đều có một “nơi”, nơi đó “vẫn còn nguyên vẹn, nơi bệnh tật không đến được”, nơi “Chúa dựng lên căn nhà của Chúa” và mình có thể đến đó sau khi đã “vượt qua” qua đủ loại chướng ngại.

Quy chiếu với rất nhiều bài đọc

Quyển sách vừa này nhắm đến các người bị bệnh trầm cảm và các nhà trị liệu học của họ, vừa nhắm đến những người không bị trầm cảm, những người có thể chưa hiểu một vài khái niệm và một vài hoàn cảnh. Nhưng có ai, mà chưa bao giờ chưa bị chán nản, buồn bã lúc này lúc khác không? Ai cũng có thể hưởng ơn ích khi mở quyển Thánh Kinh của mình và thấy vị linh mục dày kinh nghiệm này chỉ dẫn cho mình những đoạn phù hợp với tình trạng của mình.

Độc giả sẽ có thể tò mò. Tác giả không nói các chuyện riêng của mình. Tại sao cha đi tu Dòng Bênêđictô, tại sao cha không mở văn phòng tâm lý trị liệu? Vào Dòng là rời “thế gian”, là từ bỏ ý riêng của mình để theo ý Chúa. Đi tu không phải là một nghề như các nghề khác. Đó là một ơn hoàn toàn ngoài con người của mình. Linh mục Anselm hiểu rõ những ai rơi vào trong đêm tối của chứng trầm cảm, có khi nào trong quá khứ cha cũng đã trải qua “đêm tăm tối” không?

Marta An Nguyễn chuyển dịch

grun