Đức Phanxicô cũng là một triết gia của ngày chúa nhật?

339

Đức Phanxicô cũng là một triết gia của ngày chúa nhật?

lavie.fr, Denis Moreau, 2016-11-23

Ít nghiêng về mặt siêu hình, Đức Phanxicô không phải là không có một tư tưởng độc đáo, giáo sư triết Denis Moreau ở Đại học Nantes đã khám phá khía cạnh này nơi Đức Phanxicô, ông là tác giả quyển Triết lý của Descartes (Vrin).

“Thời gian thì cao hơn là không gian.” Lần đầu tiên tôi đọc khẳng định này dưới ngòi bút của Đức Phanxicô, tôi nghĩ: Ô, lần này các hồng y chọn một triết gia tồi lên ghế Thánh Phêrô. Đúng vậy, câu này ít rõ ràng, thậm chí còn có vẻ kỳ cục. Chẳng hạn, theo triết gia Kant, thời gian và không gian, hai cấu trúc nền tảng trong tương quan của chúng ta với thế giới là hai thực thể khác nhau, không đồng chất thì vô ích để ấn định chúng theo thứ bậc. Khẳng định thời gian cao hơn không gian thì cũng như nói “vị giác này cao hơn thính giác kia” hay “bánh xe này cao hơn bánh mứt kia”.

Nhưng Đức Phanxicô còn làm nặng hơn khi lặp lại khẳng định này trong (Thông điệp Chúc tụng Chúa, § 178; Thông điệp Niềm vui Yêu thương, § 3 và 261; và trong những câu tương tự trong Ánh sáng đức tin, § 57). Trong Niềm vui Tin Mừng (§ 221), ngài giải thích đó là một trong bốn “nguyên lý” cấu thành tư tưởng của mình (ba nguyên lý khác là “đơn vị hiệp nhất thì hơn xung đột”, “thực tế thì quan trọng hơn ý tưởng”, “tổng thể thì cao hơn từng phần”). Ngay lập tức, tôi nghĩ đến tư tưởng của triết gia Bergson hơn là triết gia Kant và tôi suy nghĩ về chuyện thời gian thì cao hơn là không gian. Và cuối cùng, tôi nhận ra… cũng không phải là tồi.

Không gian như chúng ta hiểu được bao gồm một chiều kích của thực tế, trong đó các chuyện mang tính cách ngay lập tức, một khối, thậm chí còn có tính cách tàn nhẫn: trong không gian mình ra làm sao buộc phải ‘trình diện’ như thế đó, tự khẳng định, và chiếm một chỗ. Trong thời gian, ngược lại, mọi sự xuyên suốt hơn, các chuyện tự nó dần dần thay đổi và khi điều này đi qua một cách tốt đẹp thì nó chín dần dần, tăng trưởng và triển nở. Vậy ý nghĩa nào trong việc cá độ vào thời gian thay vì cá độ vào không gian? Đó là chọn lựa năng động các tiến trình theo khía cạnh tĩnh của các sự việc. Đó là đặt ưu tiên cho sự phát triển trung bình hay lâu dài hơn là ngay lập tức, tin tưởng vào hiệu quả của sự trở thành. Đó là phải học, khi nào cũng phải kiên cường giữ ba đức tính: kiên nhẫn, chịu đựng và hy vọng. Ba đức tính mà trong khi thực hành, so với thời gian, thì nó trôi qua rất chậm. Như vậy, theo các văn bản của Đức Phanxicô, thì phải triển khai nhiều ứng dụng của nguyên lý này. Trong quan hệ của chúng ta với người khác, ngài khuyên không nên đóng khung người khác trong một tình trạng (“học trò xấu”, “người nói dối”) mà phải tin tưởng vào sức mạnh biến đổi theo thời gian của họ.

Trong đời sống thiêng liêng, ngài mời gọi chúng ta tránh tinh thần pharisêu, người suốt đời hài lòng mình, hoặc thái độ hoàn toàn tuyệt vọng của người dứt khoát cho mình là kẻ có tội, loại hết mọi khả năng được tha thứ, được cứu chuộc. Về mặt chính trị, ngài yêu cầu lo cho “tiến trình xây dựng một dân tộc” chứ đừng bằng mọi giá tìm cách để có “kết quả tức thời, chỉ tạo loại tô tức chính trị dễ dãi” (Thông điệp Niềm vui Tin Mừng, § 224). Và cuối cùng, về mặt địa chính trị, không gian như một loại mô tả các Quốc gia, ấn định bằng đất đai và như thế là ấn định bằng biên giới, nơi mà thời gian là đặc nét riêng của Giáo hội, không biên giới và tăng trưởng từ 2000 năm nay, vân vân…

Như thế, suy nghĩ “thời gian cao hơn không gian” của Đức Phanxicô đúng là một nguyên lý, theo nghĩa kỹ thuật mà các triết gia nói về thuật ngữ này: một chân lý chung mà việc ứng dụng cho phép diễn giải theo một cách phối hợp, thậm chí là một cách có hệ thống trong các lãnh vực khác nhau của thực tế.

Người ta thường cho Đức Phanxicô trước hết là một giáo hoàng “mục tử”, ngược với Đức Bênêđictô XVI là giáo hoàng thần học và triết gia, quan tâm đến các vấn đề giáo điều. Chắc chắn mọi sự sẽ trở nên rắc rối hơn vì Đức Phanxicô đã có lần tự cho mình là “hơi cáo” (un po’ furbo) theo cách, ngài cũng khá “cáo” đủ (có nghĩa là không kèn, không trống về các khái niệm) để nói về các tự biện, các tư tưởng mạnh về mặt triết học.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch