Giáo hội ở thời buổi Internet

432

Trao đổi với linh mục Antonio Spadaro s.j.

jeunes-vocations.catholique.fr, Marie Benêteau, 2014-09-16

Trong buổi diễn thuyết của các Giám mục Pháp ngày 19-6-2014, linh mục Antonio Spadaro s.j., Giám đốc tạp chí Civilta Cattolica, linh mục Sapdaro đã nói chuyện về chủ đề “Giáo hội ở thời buổi Internet: được thua và viễn cảnh về mặt thần học và giáo hội học”. Ý tưởng cho buổi họp này đã được linh mục François Euvé, sj, chủ bút nguyệt san Etudes và các hợp tác viên internet của Hội đồng Giám mục Pháp ấp ủ từ lâu nên nhân dịp linh mục Spadaro qua Pháp, họ đã tổ chức buổi gặp gỡ trao đổi và suy nghĩ về đề tài này.

1-aChúng tôi xin ghi lại buổi trao đổi này:

Nếu Internet thay đổi lối sống và suy nghĩ của chúng ta thì nó cũng không thể không có tác động trên cách sống và suy nghĩ của Kitô giáo. Giáo hội sẽ trở nên như thế nào trong bối cảnh kỹ thuật số này?

Trong thời gian đầu, chúng ta cho rằng Internet và các kỹ thuật hiện đại đã thay đổi cuộc sống của chúng ta.

Internet, trong lòng cuộc sống hàng ngày

Ngày nay, đây là sự việc hiển nhiên, Internet và các kỹ thuật hiện đại đã là một phần của đời sống hàng ngày của chúng ta. Khi chúng ta đi đây đó bằng đủ mọi phương tiện, máy bay, xe tàu…, chúng ta giao lưu nhờ các kỹ thuật hiện đại.

Internet là phương tiện giúp chúng ta giữ giao tiếp vượt ra khỏi biên giới của không gian và thời gian. Đó là phần không gian sống tiếp nối theo con người thể lý của chúng ta. Dù thế nào đi nữa, nó là thế giới “song song”, nó ở ngoài thế giới “thật” của cuộc sống chúng ta. Những gì chúng ta đang sống là thật: chữ chúng ta dùng để trao đổi với nhau, những gì tôi trao đổi, các tin tức tôi tìm… Đó là tầm vóc xác thực trong cuộc sống của tôi. Xin ngừng nói thế giới “ảo” hay “dụng cụ”!

Khi nói về căn nhà tôi, tôi có nói “tôi dùng căn nhà tôi không?” Không, đó là nơi chốn để sống. Internet không hẳn là dụng cụ, cũng không hẳn là nơi sống!

Khi chống kỹ thuật số với cuộc sống thể lý, chúng ta biến người trẻ thành những  người bị chứng “tâm thần phân liệt” (schizophrènes), nghĩ rằng kỹ thuật số không mang tính dấn thân, không cam kết một cái gì và rằng người ta có thể làm bất cứ gì với kỹ thuật số… Ôi, thật khủng khiếp về mặt giáo dục!

Internet, một cuộc “cách mạng đã xưa”!

Chính yếu chúng ta làm gì trên Internet? Chúng ta giao tiếp, chúng ta tìm tin tức.

Đúng ra Internet đáp ứng các nhu cầu nền tảng của con người, những nhu cầu mà con người có từ thuở tạo thiên lập địa, nhu cầu khát khao giao tiếp, khát khao hiểu biết. Internet đáp ứng một khát khao có từ bên trong tâm hồn, khát khao này không phải về mặt kỹ thuật nhưng về mặt nhân bản.

Trong nghĩa này, Internet là một cuộc “cách mạng đã xưa!” Cái mới là kỹ thuật và dạng thức mới để trao chuyển, nhưng thực chất là nó đáp ứng cho một khao khát và các nhu cầu nhân bản xưa như trái đất!1-ab

Khát khao mang tầm vóc thiêng liêng trong giao tiếp

Vì thế, trước mọi sự, Internet là mạng của các giao tiếp giữa con người với nhau (chứ không phải là mạng kỹ thuật của giây cáp, của ống dẫn, vv.).

“Kỹ thuật, sâu thẳm là kỳ công khám phá của nhân loại, liên hệ mật thiết đến tính tự lập và tính tự do của con người. Với kỹ thuật, chúng ta diễn tả, chúng ta khẳng định tính vượt trội của tinh thần trên vật chất”, Đức Bênêđictô XVI đã viết trong Tông huấn Bác ái trong Sự thật, Caritas in veritate.

Chắc chắn thế giới kỹ thuật số là nơi chốn tốt đẹp để tìm và gặp Chúa (theo châm ngôn của thánh I-Nhã “Tìm và gặp Chúa trong mọi sự”). Kỹ thuật không thể chỉ được xem như mong muốn kiểm soát được lực thiên nhiên, chỉ vì muốn chiếm hữu được quyền lực và thống trị. Như Đức Bênêđictô XVI đã nói trong sứ điệp của ngài nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội, “các kỹ thuật mới cho chúng ta niềm thỏa thích trong việc đi tìm ý nghĩa, sự thật và hiệp nhất mà đó là khát nguyện sâu thẳm nhất của mỗi con người”.

Đúng vậy, khi chúng ta quan sát kỹ các chân dung trên trang Facebook, chúng ta nhận ra đàng sau các công bố có vẻ như tầm phào này lại thể hiện sâu đậm nhất về bản chất con người đó (khát khao tồn tại, khát khao giao tiếp) kết hợp với ý nghĩa về mặt thiêng liêng trong đời sống chúng ta. Ngay cả những bức hình được đăng lên cũng nói về một cái gì sâu thẳm nơi con người đó. Trọn cả cuộc sống thiêng liêng này, khát khao sống này đều có mặt trong các khoảng không gian mới của giao tiếp mà ngày hôm nay đây là cả một thách đố lớn cho Giáo hội.

Truyền thông, Tin Mừng cho Giáo hội

Các mạng nhân bản mới này được xây dựng trên lối quan hệ đưa đến một năng lực mới của truyền thông.

Từ lâu, lối giao tiếp của chúng ta là “đài phát thanh, broadcast, nói nôm na loa phường”, theo kiểu “lôgic tòa giảng”: tôi giảng, bạn nghe.

Trên Internet, một lôgic khác xuất hiện: lôgic kiểu “like”, chia sẻ.

Văn hóa chia sẻ này đồng thanh tương ứng với cách loan báo Tin Mừng. Đây không phải chỉ nói hay loan báo Lời Chúa nhưng còn là sống và thể hiện Lời Chúa: chính mình trở nên tin nhắn. Đôi khi, sự việc “kết nôái” cũng quan trọng và có ý nghĩa như chính tin nhắn. Tin nhắn trở thành giao tiếp.

Và đó chính xác là cách mà Giáo hội luôn luôn mong muốn có để loan báo Tin Mừng: qua “nhân chứng”.

Thách thức ngày nay của Giáo hội là tự hỏi xem làm thế nào để “loan báo” theo lôgic của chia sẻ hơn là theo lôgic của “đài”.

Suy nghĩ lại về cách Đức Phanxicô giao tiếp

1-bLôgic chia sẻ và tuơng tác này thay đổi theo tương quan với quyền uy nhưng không nhất thiết phải xóa bỏ quyền uy. Đức Phanxicô đã chỉ cho chúng ta con đường này.

Đối với ngài, truyền đạt không phải chỉ là cách để “loan tin nhắn”. Ngài thích có tiếp xúc thật, ngài ôm người khác dễ dàng. Theo ngài, giao tiếp là một cách “đụng vào”. Trong giao tiếp, không phải là biến người khác thành bản sao của mình, nhưng ngược lại, mình phải có khả năng đến gần người khác.

Chúng ta nhớ lại ở đây cử chỉ đầu tiên khi Đức Phanxicô vừa được bầu chọn: đầu tiên hết, ngài xin giáo dân chúc lành cho ngài. Ngài đảo ngược lôgic “đài” đã có từ ngàn xưa, ngài áp dụng lôgic của chia sẻ.

Theo cách này, không những ngài rút ngắn khoảng cách giữa giáo dân với ngài mà ngài còn mời gọi mỗi người vào trong vòng thân thuộc của ngài, tham dự vào công việc của ngài. Như thế, ngài mời gọi tính tự nguyện, tinh thần trách nhiệm của mỗi người. Giáo dân có tự do để trả lời cho lời mời gọi này, tự nguyện vào trong quan hệ này. Điều này đòi hỏi mỗi người phải hành động.

Kế đó là điều kỳ diệu của chân dung tự chụp, selfie. Theo cách này thì không còn ai là nhân vật chính, là người “giảng trên đài”, nhưng cùng nhau, trong một năng động tập thể mà bức hình được chụp.

Quyền uy được xem xét lại dưới dấu hiệu “người chứng”

1-cKhông vì gần với giáo dân mà Đức Phanxicô mất đi quyền uy của ngài.

Khi tôi phỏng vấn ngài cho tạp chí Dòng Tên, tôi không cảm thấy có khoảng cách giữa ngài và tôi, ngài không làm cho tôi cảm nhận ngài là giáo hoàng, tôi cảm thấy ngài là bạn của tôi! Nhưng cùng một lúc, tôi cảm thấy quyền uy của ngài rất mạnh đối với tôi.

Có một lúc, ngài nói với tôi “Tôi không nghĩ có một quyền uy nào lại xây dựng trên khoảng cách”.

Một quyền uy dựa trên khoảng cách là sai lầm, nó không thể làm việc được!

Đức Phanxicô xây dựng quyền uy của ngài khi ngài gần giáo dân và nhất là quyền uy này dựa trên lời cầu nguyện. Đó là cả một thách thức lớn!

Cách duy nhất qua đó chúng ta có thể truyền thông một cách sâu đậm không phải là cách “đài” (tôi phát tin tức, bạn nghe tin tức ở một khoảng xa) nhưng là cách chia sẻ cuộc sống chúng ta với người khác. Quyền uy cần tái định nghĩa theo nghĩa “chứng nhân”.

1-dPhúc Âm hóa như những “chứng nhân”

Do đó, để Phúc Âm trên mạng Internet không phải chỉ “dùng” Internet để truyền bá đức tin. Internet không phải là “dụng cụ” để rao giảng Phúc Âm nhưng là một khoảng không gian sống như bất cứ một khoảng không gian nào khác cần cho cơ thể chúng ta, nơi không phải chỉ là khoảng không gian giả tạo để “loan báo Tin Mừng”, để đăng hình ảnh các thiên thần đẹp đẻ, vv., nhưng là để chia sẻ cuộc sống thật của chúng ta, con người thật của mình, con người Kitô. Chúng ta là những “chứng nhân”. (Khi tôi chia sẻ một tin trên trang Facebook, tôi là chứng nhân của tin này chứ không phải chỉ là một tin chung chung!)

Nếu cuộc sống của bạn thấm nhuần tinh thần Phúc Âm thì điều này sẽ được cảm nhận ngay. Nếu không, bạn phải thay đổi cuộc sống chứ không phải chỉ thay đổi chân dung bạn trên trang Facebook!

Câu hỏi được đặt ra: Trong đời sống hàng ngày của tôi, tôi sống theo tinh thần Phúc Âm như thế nào? Trong linh đạo I-Nhã, chúng ta có lời cầu nguyện giao ước: mỗi tối chúng ta xét lại hôm nay Chúa đã hiện diện trong cuộc sống của chúng ta như thế nào. Có lẽ đó là cách hay nhất để loan báo Tin Mừng: chia sẽ Chúa đã hiện diện trong đời sống của tôi như thế nào, đã làm cho Tin Mừng trở thành Tin Mừng sống động như thế nào!

Cách giao tiếp này giúp cho chúng ta hiểu ý nghĩa của hiệp thông, mục đích tối hậu của Giáo hội. Giáo hội là hiệp thông (chứ không phải chỉ nối mạng!) Hiệp thông là ơn sủng của Chúa chứ không phải do các cố gắng của chúng ta.

Vì thế, để cách truyền thông có tính chia sẻ này hiệu quả, để tiếp tục loan báo Phúc Âm như những “chứng nhân”, con đường tốt nhất vẫn là con đường kết hiệp với Chúa và với cầu nguyện!

Linh mục Spadaro, giáo sư ở Đại học Grégoria ở Rôma, hiện nay ngài là một trong các chuyên gia về các thách đố được thua về mặt thần học, giáo hội học và nhân loại học của Internet.

Ngài đã có nhiều buổi nói chuyện về đề tài này ở Ý. Tháng 3-2014, nhà xuất bản Lessius đã phát hành ấn bản tiếng Pháp ‘Thần học thời kỹ thuật số, suy nghĩ về Kitô giáo thời Internet, Cyberthéologie, penser le christianisme à l’heure d’internet’. Ngài làm việc với Hội đồng giáo hoàng về truyền thông xã hội và nhiều Giáo hội địa phương về chủ đề này.

Ngài cũng đã thực hiện cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô, bài phỏng vấn đã được đăng trên các tạp chí của Dòng Tên vào tháng 9-2013.

Nguyễn Tùng Lâm dịch