Đối với các lực sĩ tị nạn, cuộc thi đấu đã thắng

307

 

lapresse.ca, Rob Woollard, Rio de Janeiro, 2016-07-31

Nếu lòng can đảm là một kỷ luật thế vận thì mười lực sĩ của phái đoàn lực sĩ tị nạn đầu tiên của lịch sử thế vận sẽ là những người xứng đáng được huy chương vàng.

Yusra Mardini, hình Michael Sohn, AÙP DUÏNG
Yusra Mardini, hình Michael Sohn, AÙP DUÏNG

Từ Yursa Mardini, cô lực sĩ tuổi teen người Syria, đã vượt biển Đại Tây Dương trên chiếc canô bị thủng, đến lực sĩ người Congo Popole Misenga, khi còn trẻ con, đã trốn trong rừng tám ngày, mỗi lực sĩ tị nạn đều sống ác mộng của mình trước khi chạm đến giấc mơ thế vận.

Mardini, lực sĩ bơi lội 18 tuổi, sẽ thi đấu trong bộ môn bơi lội, bơi bướm 100 mét và bơi tự do 100 mét. “Thật là một vinh dự cho tôi đã được ở đây”, cô tuyên bố trong một cuộc họp báo vào ngày thứ bảy 6 tháng 8 vừa qua.

Cách đây không đầy một năm, cô bơi để được sống sót. Trong chuyến đi đến đảo Lesbos, Hy Lạp, một động cơ của chiếc canô bị hỏng. Nước bắt đầu tràn vào canô, Yursa và chị của mình nhảy xuống nước, bơi và kéo chiếc canô trong vòng ba giờ rưỡi đồng hồ cho đến khi mọi người được an toàn.

Từ đó gia đình cô định cư ở Đức, cô được hưởng quy chế tị nạn. Như thế Yursa tự hào đại diện cho nước Syria, cho phong trào thế vận và cho nước định cư của mình ở Rio. “Họ đã ủng hộ tôi hết mình để tôi có mặt ở đây”, cô nói lên lời cám ơn.

Phái đoàn các lực sĩ tị nạn gồm một lực sĩ bơi lội người Syria khác: Rami Anis, anh đã trốn Syria năm 2011 để không bị vào quân đội. Từ tháng 10 năm 2015, anh định cư ở nước Bỉ sau khi quá cảnh Istanbul.

“Tôi rất tự hào được có mặt ở đây, anh Anis 25 tuổi, anh tuyên bố với báo chí. Nhưng tôi cũng cảm thấy hơi buồn vì không được đại diện cho Syria. Chúng tôi là những người đã mất các quyền căn bản và phải đối diện với các bất công”, anh tuyên bố.

Anh thi trong bộ môn bơi, anh chuyên về bơi bướm và bơi crawl, anh mô tả đội lực sĩ tị nạn là đội “không bao giờ mất hy vọng”. “Chúng tôi có nghị lực bằng sắt. Đương nhiên chúng tôi đau khổ vì đất nước chúng tôi lâm vào cảnh chiến tranh”, anh tự an ủi.

“Một cuộc chiến đấu để sống còn”

Còn về phần lực sĩ bộ môn judo người Congo, Popole Misenga, thì anh không tìm được chữ để diễn tả. Được hỏi, anh hy vọng nhắn gì qua thế vận hội ở Rio này, anh bật khóc tức tưởi. Năm nay lực sĩ Misenga 24 tuổi, khi mới lên 9, anh đã phải trốn các cuộc chiến ở Kisangani. Bị chia cắt gia đình, anh trốn trong rừng tám ngày trước khi được cứu và được đem về một trung tâm dành cho các trẻ em lưu vong ở Kinshasa. Sau đó anh đi trốn ở Ba Tây, nơi anh ở lại sau các kỳ thi vô địch thế giới năm 2013.

“Tôi có hai người em mà từ nhiều năm nay tôi không gặp. Tôi không còn nhớ mặt của chúng”, anh khóc khi nói với báo chí ngày thứ bảy 6 tháng 8 vừa qua.

“Tôi muốn gởi cho các em tôi vòng ôm của tôi. Tôi ở Ba Tây là lực sĩ tham dự, tôi hy vọng một ngày đem các em tôi về cuộc sống, ở đây với tôi.”

Một nữ lực sĩ tị nạn khác người Congo, cô Yolande Mabika, cô đã đi theo chân người đồng hương của mình khi xin di dân đến Ba Tây. “Đây không những chỉ là cuộc chiến đấu thể thao, nhưng là của chiến đấu cho sự sống còn”, cô nhấn mạnh.

Đối với nhà huấn luyện Geraldo Bernardes, vấn đề liệu có thể có một trong các lực sĩ tị nạn này có thể đoạt được huy chương không thì không quan trọng. “Khi đến được Ba Tây, là họ đã thắng được huy chương của họ.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch