Rao giảng Phúc Âm «kiểu Mỹ»

267

famillechretienne.fr, Élisabeth Caillemer, 2016-06-09

Agathe và Jean-Baptiste

Họ vừa mới lập gia đình. Trên danh sách quà cưới của mình gồm chén bát, đồ dùng trong nhà là xăng nhớt, xe camping  và hai chiếu khán vào Mỹ.

Không có gì dính với tuần trăng mật của họ. Agathe và Jean-Baptiste chuẩn bị một chuyến đi đặc biệt. Từ  New York đến San Francisco, ngang qua Dallas và Chicago. Mục đích: học tại chỗ các phương pháp rao giảng Phúc Âm của các giáo xứ và các phong trào kitô giáo để đưa vào vào nước Pháp. Một cách để phục vụ Giáo hội. «Chúng tôi muốn đặt đức tin vào đời sống lứa đôi trước khi xây dựng một gia đình, cô Agathe cho biết. Vì thế chúng tôi phải tìm một hình thức dấn thân chung.»

Ở tuổi 23 và 26 tuổi, «lý lịch công giáo» của đôi cặp hứa hôn này đã xong. Cô Agathe đã sinh hoạt âm nhạc và hướng đạo trong Cộng đoàn Thánh Gioan. Còn với Jean-Baptiste thì phóng sự hình, tổ chức các buổi nhạc rock, nhất là với nhóm Glorious và các sinh hoạt khác nhau trong các Tổ chức Từ thiện. Không kể đến nhóm kịch ngoài đường, nhờ đó mà họ gặp nhau. Không có chuyện dừng lại giữa đường. Anh Jean-Baptiste cho biết, «dù có một số người thân ngạc nhiên, vì sao đến tuổi này chúng tôi không đặt nặng vấn đề nghề nghiệp».

Anh là kỹ sư ở công ty Vinci, anh xin nghỉ sáu tháng không lương để thực hiện chương trình này. Agathe đang còn là sinh viên ở Ircom, trường truyền thông tỉnh Angers. Luận án của cô viết về việc nghiên cứu các phương tiện mà những người công giáo đủ mọi thành phần (linh mục, giám mục, giáo dân, truyền thông, phong trào phúc âm hóa) dùng để hiệp thông với những người không tin.

«Tôi quan tâm đến cách mà Giáo hội và các thành viên của họ rao giảng Phúc Âm, họ xây dựng các cầu với phần còn lại của thế giới, và với cách mà những người công giáo như chúng tôi cảm nhận», cô giải thích. Trên vấn đề này, sự ghi nhận không phải là quá tích cực. «Giáo hội thường bị xem như một thể chế xưa cũ đầy bụi, một phần là do một vài báo chí phá hoại ngầm, nhưng một phần cũng do Giáo hội không  phải lúc nào cũng biết truyền thông», cô nghiên cứu gia trẻ giải thích tiếp. Cô cho biết có những tổ chức có sáng kiến rất hữu ích như Noé 3.0, Talent Théo hay Parcours Alpha.

 Vậy, người Mỹ có phải là vua truyền thông ‘.com’ không? Chẳng hạn ở California, các tín hữu không ngần ngại dùng những phương tiện rất sáng tạo và họ đã thành công. «Về phương diện truyền thông, người ta thường nhắc đến người tin lành, nhưng người công giáo cũng giỏi không kém. Chúng tôi sẽ học ý tưởng của họ, những ý tưởng thích hợp với văn hóa Pháp, với  khái niệm truyền thông của chúng tôi, nhưng không được biến đổi thành kiểu hung hăng tiếp thị», cô Agathe chính xác nói. Các ý tưởng nhặt nhạnh này sẽ thường xuyên được đăng trên trang blog của anh Jean-Baptiste, kèm theo hình ảnh và video. Còn cô Agathe sẽ biên tập một «cẩm nang hướng dẫn truyền thông để phục vụ cho việc rao giảng Phúc Âm» cho các giáo xứ Pháp.

Từ đây tới đó họ phải gom đủ trợ cấp tài chánh cho chuyến đi này. Họ cầu mong được sự hỗ trợ tài chánh của chương trình Học bổng phiêu lưu kitô giáo  (Bach) và kết quả sẽ được thông báo vào cuối tháng 6 này.

Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch