Mục tử trong đôi giày chiến trận

501

Cha Emil Kapaun được mọi người gọi là ‘mục tử trong đôi giày chiến trận’ một anh hùng đã chiến đấu, không phải bằng súng đạn, nhưng bằng đức tin.

Shepherd in combat boots

Sáu mươi năm sau khi cứu sống hàng trăm người linh trong những ngày đen tối của cuộc chiến tranh Triều Tiên, cha Kapaun đã được vinh danh với Huân chương Danh dự, phần thưởng cao nhất trong quân đội Hoa Kỳ.

Trong buổi lễ ngày 11-04-2013, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nói rằng, ‘Hôm nay chúng ta tôn vinh lòng dũng cảm, của một người lính không cầm súng, nhưng lại nắm trong tay một vũ khí tối thượng, là tình yêu thương dành cho anh em mình, một tình yêu thương quá thuần khiết đến nỗi sẵn sàng chết để họ được sống.’

Khi quân đội Trung Quốc bắt đầu tham chiến ở Triều Tiên bằng một cuộc tấn công bất ngờ, chỉ huy lính Hoa Kỳ đã ra lệnh rút lui, nhưng cha Kapaun vẫn ở lại để giúp các đồng đội của mình. Cha gom lại những người bị thương, chăm sóc vết thương cho họ và cuối cùng giúp đàm phán để đầu hàng trong an toàn.

Khi quân địch dẫn cha đi, thì cha thấy có một người lính Hoa Kỳ đang bị thương nằm bất lực trong hào. Một lính địch bước tới, chĩa súng vào đầu ah. Không chút nao núng, cha Kapaun lao đến và đẩy lính địch quân ra, cứu mạng cho người lính bị thương.

Và người lính đó, là trung sỹ Herbert Miller, đang bật khóc khi nghe những lời của tổng thống Obama về ân nhân cứu mạng mình.

Nhưng lòng dũng cảm của cha Kapaun không dừng lại ở đó. Tổng thống Obama nói tiếp, ‘Cha đã vác người người lính bị thương đó đi hàng dặm. Khi mệt, thì cha giúp người lính gắng lết đi bằng một chân. Khi các tù nhân khác vấp ngã, cha đỡ họ dậy. Khi họ muốn từ bỏ tất cả, thà bị bắn còn hơn phải lết đi như vậy, thì cha nài nỉ họ hãy cố gắng bước tiếp.’

Trong trại tù binh vào mùa đông năm đó, cha Kapaun tự nhận sứ mạng cho mình là phải giữ cho các đồng hương của mình sống sót, cha tìm cách lẻn ra để kiếm đồ ăn. ‘Họ sống trong điều kiện tồi tệ. Cha giặt áo quần và rửa vết thương cho họ.’

Không chỉ lo cho nhu cầu thể lý, cha còn chăm sóc tinh thần cho họ. ‘Ban đêm, cha lẻn đến các lều để bắt kinh cầu nguyện với các tù nhân, lần chuỗi, cử hành các bí tích, và cho mọi người những lời đơn giản này: ‘Chúa chúc lành cho con.’ Một cựu quân nhân từng ở đó nói rằng, mỗi khi cha đến thì túp lều biến thành nhà thờ chính tòa.’

Tổng thống Obama tiếp rằng, ‘Đức tin đó, tin rằng mình sẽ được giữ gìn khỏi sự dữ, tin mình có thể về nhà, đức tin đó có lẽ là ơn trọng đại nhất cho những con người này. Ngay giữa khó khăn và tuyệt vọng, vẫn có hi vọng, ngay giữa sự khốn cùng tạm thời vẫn có thể thấy được chân lý muôn đời, ngay cả trong một địa ngục như thế, vẫn có một ánh thần thiêng. Một người lính từng ở đó, khi nhìn lại đã nói rằng, ‘chính điều này giữ cho nhiều người chúng tôi sống sót.’’

Nhưng chính cha Kapaun lại phải chịu tình cảnh khủng khiếp. Khi bị quân địch đưa đến ‘nhà chết’ nơi giam các tù nhân đến chết đói, cha Kapaun đã chúc lành cho những kẻ bắt ngài. ‘Xin tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm.’

Và cha đã qua đời vì viêm phổi và bị bỏ đói, sau bảy tháng bị cầm tù. Cha được chôn cất ở một phần mộ vô danh. Thi hài của cha vẫn còn đâu đó trên đất Bắc Hàn.

Nhưng tấm gương đức tin yêu thương anh hùng của cha thì thấm đẫm khắp thế giới.

Năm 1993, Thánh Gioan Phaolô II đã tôn phong ngài bậc Tôi tớ Chúa.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch