Phanxicô: Giáo hoàng của tất cả mọi hy vọng… bị bay?

313

publicsenat.fr, Mathieu Ledru, 2016-03-24

Giáo hoàng của tất cả mọi hy vọng

Ngài bẻ gãy các quy tắc. Giáo hoàng đầu tiên đọc diễn văn ở Quốc hội Mỹ, Giáo hoàng Nam Mỹ đầu tiên, Giáo hoàng đầu tiên công bố Thông điệp “Chúc tụng Chúa” về môi sinh. Đức Phanxicô khác với các vị tiền nhiệm của mình qua phong cách, qua sự đơn giản của ngài. Lãnh đạo Giáo hội Công giáo, ngài bảo đảm sự hiệp nhất, một đơn vị dựa trên các giá trị vững vàng. Các khách mời trên chương trình truyền hình “Lột trần họ” (Déshabillons-les) của Hélène Risser phân tích ngài, các nghịch lý vừa mang tính cách truyền thống, vừa văn minh hiện đại. Một nghịch lý tạo rất nhiều mong chờ. Có thể hơi quá chăng?

Giáo hoàng rất chính trị, rất được mến chuộng, đối với nhiều người, Đức Phanxicô là người tiến bộ muốn thay đổi hình ảnh Giáo hội. Quốc tịch Argentina của ngài làm cho ngài là giáo hoàng đầu tiên không xuất thân từ Âu Châu, đã tạo rất nhiều hy vọng ngay khi ngài vừa được bầu chọn tháng 3 năm 2013, một đà hy vọng mà cả thế giới kỳ vọng ở ngài, giao cho ngài một sứ mệnh: là phát ngôn viên của những nước ở Nam bán cầu. Vì thế việc bầu chọn ngài đã là biểu tượng cho một sự kiện chính trị lớn. Và Jorge Mario Bergoglio hiểu rõ điều này. Khi chọn tên Phanxicô, ngài muốn đưa ra hình ảnh một giáo hoàng “bình thường”.

Ông Gilles Masson trong giới truyền thông nói đây là một “thương hiệu”. Quy chiếu về Thánh Phanxicô Axixi, chỉ cái tên cũng đủ nói lên tinh thần chiến đấu chống nạn nghèo khổ, tinh thần đối thoại liên tôn, tinh thần bảo vệ thiên nhiên. Và Giáo hoàng Phanxicô áp dụng chương trình này theo tên của mình. Sáng kiến gặp Tổng thống Palestina Mahmoud Abbas và Tổng thống Israel Shimon Peres ở Vườn Vatican, biểu tượng cho sự xích lại gần nhau của Mỹ và Cuba, người bảo vệ môi sinh, Đức Phanxicô ở trên mọi trận tuyến. Dù câu trả lời của ngài về vấn đề đồng tính vẫn còn mập mờ nhưng nó cũng đã cho cảm tưởng ngài có một tinh thần cởi mở: “Nếu họ thực tâm đi tìm Chúa thì tôi là ai mà phán xét họ?”

Ký giả Jean-Marie Guénois của báo Le Figaro giới thiệu ngài là một “nhà chính trị lớn lao”, câu hỏi được đặt ra là tầm ảnh hưởng thật sự của ngài như thế nào. Các phương tiện hoạt động của ngài là gì? Đối với ký giả Jean-Louis Schlegel, thì “không một ai nghi ngờ về hiệu quả chính trị của ngài” và “nếu tôn giáo làm chính trị thì nó sẽ có những cú quay trở về.” Thật ra giáo hoàng không thật sự muốn trở thành một chính trị gia hoàn toàn. Ký giả Jean-Marie Guénois cũng đã nói, “trong vụ Cuba ngài chỉ kết thúc một công việc và chính ngài cũng thú nhận, mình đóng một vai trò rất khiêm tốn.” Đức Phanxicô đảm nhận cương vị của một chính trị gia có tầm vóc lớn nhưng lại không có các phương tiện để hành động. Có thể ngài nghĩ rằng khi mình làm Vatican nhúc nhích thì cũng là hướng về thế giới. Theo các khách mời của chương trình truyền hình thì, nếu ngài không làm được, sự thất vọng sẽ còn lớn hơn.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch