“Nhà nước Hồi giáo Tự xưng là Hêrôđê thời nay”

297

la-croix.com, 2015-12-25

Đức Phanxicô và Thượng giáo chủ Anh giáo Justin Welby ngày 14 tháng 6-2013 tại Vatican
Đức Phanxicô và Thượng giáo chủ Anh giáo Justin Welby ngày 14 tháng 6-2013 tại Vatican

Tổng Giám mục Justin Welby, thượng giáo chủ Anh giáo, thấy nơi Nhà nước Hồi giáo Tự xưng là “Hêrôđê thời nay.”

Ngày 25 tháng 12 vừa qua, Tổng Giám mục địa phận Canterbury, Justin Welby tuyên bố, “Nhà nước Hồi giáo Tự xưng là Hêrôđê thời nay, họ muốn loại tín hữu kitô ra khỏi Trung Đông”, Thượng giáo chủ la tinh của Giêrusalem, Fouad Twal nhấn mạnh “những gì chúng ta đau khổ trong những ngày này là do thiếu lòng thương xót”.

Trong bài giảng thánh lễ Giáng Sinh ngày thứ sáu 25-12 ở Nhà thờ Chính tòa Canterbury, miền Đông-Nam nước Anh, Đức Tổng Giám mục Justin Welby tuyên bố: “Với tất cả những ai bị tước quyền làm người bởi sự tàn ác của vua Hêrôđê hay của Nhà nước Hồi giáo Tự xưng, Hêrôđê ngày nay thì sự phán xét của Chúa sẽ đến như một tin mừng, vì Chúa hứa sự công chính”.

Tổng Giám mục nhắc đến giai đoạn cầm quyền độc ác của vua vùng Giuđêa, nắm quyền từ năm 37 trước Thiên Chúa Giáng Sinh đến năm thứ 4 sau Thiên Chúa Giáng Sinh. Theo các sử gia, Hêrôđê đã giết hại nhiều người trong gia đình mình và theo Phúc Âm thánh Matêô ông đã ra lệnh giết tất cả con trai dưới hai tuổi ở Bêlem để ngăn việc Chúa Giêsu đến thế gian.

“Ngụy khải hoàn”

Tổng Giám mục Justin Welby nói tiếp, “các quân khủng bố của Nhà nước Hồi giáo Tự xưng ghét sự khác biệt, họ ghét người yézidi hay người kitô hữu. Vì họ mà các giáo hữu kitô giáo bị đe dọa loại ra khỏi vùng, dù ở đây là nơi đức tin của họ được sinh ra.”

Giám mục Welby nhắc đến một loại “ngụy Khải hoàn, các quân khủng bố dùng sức mạnh và dùng sự tàn ác không thể tả, có cảm tưởng như họ muốn đón nhận tất cả mọi chế độ, tin chắc rằng chiến tranh gây ra khẳng định cho thời chung cuộc”.

“Những gì chúng ta đau khổ ngày hôm nay là do thiếu lòng thương xót”

Suy niệm về thời sự quốc tế trong thời gian qua, trong bài giảng thánh lễ nửa đêm ngày 25-12 ở nhà thờ Thánh Catarina ở Bêlem, thượng giáo chủ la tinh Fouad Twal của Giêrusalem đã lên tiếng “chúng ta đã đánh mất lòng nhân và các giá trị thiêng liêng, tôn giáo trở thành động lực để giết người nhân danh Thiên Chúa, thay vì kêu gọi sống tình huynh đệ”. Dưới mắt Thượng giáo chủ, “những gì chúng ta đau khổ ngày hôm nay   là do thiếu lòng thương xót – như thử việc Chúa Kitô xuống thế và sứ điệp lễ Giáng sinh là vô ích”.

Trước sự hiện diện của Tổng thống Palestina Mahmoud Abbas và thủ tướng Rami al Hamdallah và rất nhiều nhân vật trong ngành ngoại giao, các chính khách đến từ khắp nơi trên thế giới, thượng giáo chủ la tinh kêu gọi đoàn kết với “hàng triệu người tị nạn ở rải rác trong các lều, các trại với cái lạnh buốt giá của mùa đông… Chúng tôi nghĩ đến những người phải đi trốn khỏi các vùng xung đột, băng qua biển cả trong những chiếc thuyền mong manh, biến biển cả thành nghĩa địa khổng lồ.”

“Tất cả không phải là mất”

Thượng giáo chủ khen ngợi các Quốc gia đã mở rộng tay để đón người lưu vong: Jordania, Liban, Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều nước Âu Châu. “Đúng, vẫn còn lòng thương xót và lòng tốt trên thế giới này. Tất cả không phải là mất!”, ngài nói, chính xác là hạt giống của lòng thương xót đã được gieo trong tất cả các tôn giáo.

Khi lòng thương xót trở nên một cấu trúc của hành động chung, thì nó có thể biến đổi thế giới, một thế giới ích kỷ ở trong phạm vi lợi ích riêng thành một thế giới với các giá trị nhân bản, ngài nhấn mạnh: “Lòng thương xót là một hành vi chính trị tiêu biểu với điều kiện phải định nghĩa chính trị trong nghĩa cao cả nhất, có nghĩa là săn sóc gia đình nhân loại từ các giá trị luân lý.”

Năm nay thành phố nơi Chúa Giêsu sinh ra được đặt dưới sự kiểm soát an ninh chặt chẽ vì bạo lực xảy ra hàng ngày ở Giêrusalem và trong các vùng đất Palestina bị chiếm đóng. Thượng giáo chủ Twal cũng nói lên tình trạng “các ngôi nhà ở Giêrusalem và ở Palestina đã bị phá hủy”, và những “người bị thiệt hại là do sự trừng phạt tập thể”. “Chúng tôi nghĩ đến các nạn nhân của các vụ khủng bố, khắp nơi, với bất cứ dân tộc nào. Chúng ta tất cả là anh em với nhau trong tình Nhân loại. Tiếng kêu của họ cũng là tiếng kêu của chúng ta; cùng nhau chúng ta phải hạ các thành trì của sự dửng dưng!”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch