Nước Đức khẳng định vai trò dẫn đầu tinh thần đạo đức của mình

315

lavie.fr, Aziz El Massassi

Germany Migrants

Các hình ảnh người tị nạn Syria được đón tiếp dưới hàng tràng vỗ tay ở Minich đã lan truyền đi khắp thế giới.

Một bà Margaret Thatcher trở thành mẹ Têrêxa. Chỉ trong vài tuần, từ cơn khủng hoảng kinh tế của nước Hy Lạp đến cơn khủng hoảng gọi là “di dân”, hình ảnh bà Angela Merkel, Thủ tướng nước Đức đã thay đổi một cách tận căn. Từ nay nước Đức khắc khổ và nhẫn tâm trở thành hình ảnh biểu tượng cho sự đón tiếp quảng đại của hàng trăm ngàn người tị nạn, đa số đến từ Syria nhưng họ cũng đến từ Irak và Afghanistan. Cường quốc kinh tế hàng đầu Âu Châu chuẩn bị đón 800 000 đơn xin tị nạn năm 2015.

Những ngày vừa qua, các bài diễn văn của bà Angela Merkel thuận lợi cho việc đón nhận người tị nạn không phải là một điểm ngoặc. Đứng trước nước Thụy Điển, nước Đức là điểm hẹn đầu tiên của người Syria trong năm 2014: đã có 40 000 đơn xin tị nạn trong số 200 000 hồ sơ đăng ký trong nước. Một dân tộc trẻ và đa số có học là liều thuốc cho các căn bệnh của xã hội Đức: dân số già nua nhanh, thiếu tay nghề cao trong nền kỷ nghệ đang thịnh vượng.

Tuy nhiên nếu biện minh cho sự đón tiếp nồng hậu là vì chủ nghĩa thực dụng xã hội thì không được lịch sự cho lắm trước các thảm kịch đã dẫn các người tị nạn đến đây. Các tấm biểu ngữ “Chào mừng đến Đức” bằng tiếng Đức và tiếng Ả Rập được căng lên ở nhà ga Munich, nơi hàng ngàn người Syria đến từ Áo và Hung cuối tuần này, đã lan truyền đi khắp thế giới. Theo bản thống kê tháng tám của báo Stern thì 76% dân Đức thuận cho việc đón tiếp không điều kiện đối với những người tị nạn chạy trốn chiến tranh. Mặc cảm tội lỗi với lịch sử và ảnh hưởng chính trị của Giáo hội Tin Lành không lạ gì cho tinh thần tương trợ này.

Dĩ nhiên là không tránh được đau nhói khi phải phân biệt người tị nạn chiến tranh và người tị nạn kinh tế, nước Đức, nước Pháp cũng như các nước còn lại sẽ không trục xuất bất cứ một người Syria nào. Ngược lại, họ còn cung cấp các điều kiện tốt nhất để đón nhận, nhất là nhà ở và các bối cảnh hội nhập đích thực qua công ăn việc làm. Và thêm một lần nữa, sự đón tiếp người tị nạn đã làm cho người Đức khác biệt với những người ở các nước Âu Châu khác. Ngày chúa nhật, nhật báo Die Welt đã đăng ở trang bìa cái tít không phải là không đúng, “Chào mừng đến Liên hiệp những người ích kỷ”.

Marta An Nguyễn chuyển dịch