Để không còn bi quan!

224

padreblog.fr, 06-09-2015

Pope Francis speaks with young people in a youth centre dedicated to Pope John Paul II during his visit to SarajevoChuyến đi Sarajevo của Đức Phanxicô vừa qua sẽ chưa mang lại tác động ngay lập tức trên thế giới. Đầu tiên hết chúng tôi nghĩ chuyến đi này chẳng dính gì đến mình. Vậy mà…

Thay đổi cái nhìn về thế giới của chúng ta

Đương nhiên tình trạng của Serbia không có điểm chung nào lớn đối với chúng ta. Nước này vừa thoát ra khỏi cuộc nội chiến và đã trải qua một thời gian dài với các xâu xé nội bộ. Tương quan giữa tín hữu Kitô và tín hữu Hồi giáo cũng phức tạp hơn tình trạng tương quan giữa hai tôn giáo này của chúng ta. Ngoài ra hệ thống kinh tế chính trị của họ cũng khác biệt.

Ở đây Đức Giáo hoàng nói với nhóm tín hữu công giáo thiểu số mà họ biết các quyết định của các chính trị gia hay của nhà cầm quyền không phù hợp với tín lý Kitô. Thay vì than phiền và lặp lại thêm một lần nữa tín hữu Kitô là nạn nhân của sự thông đồng (mà thực sự có thể xảy ra!) thì Đức Phanxicô ca ngợi thái độ của các người trẻ công giáo Serbia đã tìm cách để nhận ra trong hành động của nhà cầm quyền những gì gợi lên cảm hứng cho họ, những gì là lý tưởng của họ để giúp họ, thanh tẩy họ và để tiến đến gần Sự thật.

Đức Thánh Cha đã nhắc chúng ta một thái độ thay đổi tận căn: không ngồi mơ mộng một quá khứ đã qua, cũng không nghĩ cách này cách khác mình sẽ có thể quay lại đàng sau. Điều này không có một ý nghĩa nào. Luyến tiếc không phải là tinh thần Kitô. Trong quá khứ và trong lịch sử của chúng ta, chúng ta phải vun trồng, chúng ta phải tìm cách để rút tỉa các giá trị đã hướng dẫn hành động của chúng ta để làm cho thế giới được tốt đẹp hơn.

image001 (5)Hành động trong vui vẻ

Tiếng kêu gọi để hành động cho một thế giới tốt hơn là tiếng kêu gọi bao gồm cho tất cả tín hữu Kitô. Đây không phải bảo vệ Sự thật như thử đây là Sự thật duy nhất nhưng là đi tìm, xuất phát từ bối cảnh của chúng ta, không phải từ một bối cảnh huyễn hoặc, để xây dựng thế giới này như những người thợ trong vườn nho của Chúa. Và vui vẻ xây dựng! Đó đúng là thái độ người Kitô hữu chúng ta cần có để chấm dứt thái độ bi quan của thế gian này. Vì thế, “để thắng mọi dấu vết của bi quan, chúng ta cần phải can đảm ra sức vui vẻ và tận tâm xây dựng một xã hội chan hòa, tôn trọng tất cả các khác biệt và hướng về một nền văn minh của tình yêu” (bài nói chuyện với người trẻ).

Đức Giáo hoàng nói rõ là “tôn trọng các khác biệt”, điều này có thể làm chúng ta hoài nghi. Chúng ta hiểu Đức Giáo hoàng đề nghị chúng ta hãy là những người thợ trong một thế giới mang hình ảnh của con người nhân bản hơn, tôn trọng nhân phẩm hơn.

Trong một thế giới mà những người yếu đuối nhất, bệnh tật nhất không có bao nhiêu tiếng nói, sự chấp nhận nhân phẩm còn khó khăn mà chúng ta không hành động cụ thể để giúp người anh chị em, chúng ta không đủ khả năng để nhận thấy nhân phẩm nơi mỗi con người, dù người đó là người di dân, người ở giai đoạn cuối cuộc đời, người bị liệt hoàn toàn thì mọi khẩu hiệu chúng ta hô to, mọi tổ chức lên án chuyện này, chống chuyện kia, có thể chúng ta sẽ có lý trong mọi cuộc tranh luận, nhưng chúng ta sẽ thất bại trong việc xây dựng một thế giới tốt hơn.

Đức Phanxicô mời gọi chúng ta đi ra khỏi hệ thống máy móc mà đôi khi chúng ta còn duy trì giữa chúng ta và ngoài ý muốn của mình, để vào trong một viễn cảnh thật sự mang tinh thần công giáo trong thế giới này. Chúng ta cần phải bảo vệ nhân phẩm một cách trọn vẹn và sâu đậm bằng cách dùng ngôn ngữ của tình yêu trong sự thật hơn là ngôn ngữ của sự thật mà không có tình yêu – ngôn ngữ làm cho đối phương im miệng bằng sự tin chắc vào lý lẽ riêng của mình nhưng lại không cố gắng làm cho lý lẽ của những người nhỏ nhất, yếu nhất được có tiếng nói. Làm được như vậy chúng ta mới nói lên được niềm hy vọng đang ở trong lòng chúng ta.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch