Time – Elizabeth Dias – 10/6/15
Hai người sẽ gặp nhau vào ngày thứ tư này
Vladimir Putin không còn được chào đón tại G7, do bởi sự can thiệp của chính phủ Nga vào lãnh thổ Ukraine. Nhưng, 2 ngày sau buổi họp của các cường quốc phương Tây tại Đức, nhà lãnh đạo Nga này sẽ có buổi gặp với một lãnh đạo thế giới khác: Là Giáo hoàng Phanxicô!
Giám mục thành Roma sẽ không đại diện cho Hoa Kỳ hay Đức, nhưng ngài đang là một thế lực lớn tự thân, và buổi hội kiến hôm nay sẽ là bài toán thử ngoại giao cho cách Đức Phanxicô dùng đến tầm ảnh hưởng của mình.
Đây là lần thứ hai giáo hoàng gặp Putin. Lần đầu vào năm 2003, khi nước Nga vẫn còn chưa dính dáng đến vụ sát nhập Crimea. Theo thông tin từ văn phòng nhân đạo Liên hiệp quốc, từ khi cuộc xung đột diễn ra, khoảng 1.2 triệu người Ukraine đã phải di dời. Nước Nga vẫn tiếp tục chối bỏ việc họ đang gởi quân đội băng qua đường biên giới để hỗ trợ cho các nhóm li khai thân Nga, và cả sức ép quốc tế muốn họ giải quyết cuộc khủng hoảng này. Phó tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden đã lên lịch gặp thủ tướng Ukraine ngay trong ngày hôm nay. Đầu tuần này, trong nghị sự G7, Obama đã tuyên bố, ‘Hành động xâm lược của Nga’ chống lại Ukraine. ‘Putin phải ra quyết định Liệu ông ta có tiếp tục phá hoại nền kinh tế nước mình và tiếp tục cô lập nước Nga, để theo đuổi một khao khát sai lầm là tái lập vinh quang của đế chế Xô-viết?’
Trong khi đó, Tòa Thánh đang xây dựng quan hệ ngoại giao với Nga. Hai bên chỉ mới có quan hệ bang giao đầy đủ, từ 6 năm trước, và mối quan hệ này phải mất 2 năm để xây dựng lại từ sau nửa thế kỷ chuyên chế vô thần của Liên bang Xô-viết. Chưa một giáo hoàng nào từng đến thăm Nga, và ngay cả khi Putin gặp Đức Phanxicô vào tháng 11 năm 2013, ông cũng không có ý mời ngài là người đầu tiên làm việc này.
Giáo hoàng Phanxicô đang làm việc thận trọng để thúc đẩy mối quan hệ này, đặc biệt là thúc đẩy một vài lợi ích ngoại giao khác của Vatican, chính là các Kitô hữu. Ngài đã viết cho Putin khi ông chủ nhà hội nghị G20 hồi 2013, và thúc giục các lãnh đạo quốc tế hãy chống lại sự can thiệp quân sự ở Syria. Vatican đã củng cố liên kết với các lãnh đạo Chính thống, nhờ những nỗ lực đại kết và mối thân tình giữa giáo hoàng Phanxicô và thượng phụ Bartholomeo, lãnh đạo của Giáo hội Kitô giáo Chính Thống, vốn đôi khi trắc trở với Giáo hội Chính thống Nga vốn thân với chính quyền Putin. Nước Nga là một đối tác để Đức Phanxicô nỗ lực bảo vệ các Kitô hữu Trung Đông. Hồi tháng 3, Tòa Thánh đã ra một tuyên bố chung với Hội đồng Nhân Quyền Liên hiệp quốc cùng Nga và Li Băng, ‘Nâng đỡ Nhân Quyền của các Kitô hữu và các Cộng đồng khác, đặc biệt là ở Trung Đông.’
Đức Phanxicô cũng quan tâm đến đàn chiên của mình ở Ukraine. Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk, lãnh đạo Giáo hội Công giáo Hi Lạp ở Ukraine, đã thúc giục Giáo hoàng Phanxicô có lập trường cứng rắn hơn với Putin. ‘Là những người con, chúng ta luôn luôn kỳ vọng hơn nữa từ Đức Thánh Cha … chúng ta tôn trọng tự do lời nói của trong việc cố gắng thương lượng cho tiến trình hòa bình.’
Tổng giám mục Shevchuk, cũng là một người quen của Đức Phanxicô ở giáo hội Ukraine – Jorge Bergoglio học ở Buenos Aires, rồi đến học Phụng vụ Thánh với cha Stepan Chmil người Ukraine, và khi làm tổng giám mục, ngài cũng làm thường quyền cho các Kitô hữu Đông phương không có linh mục.
Cho đến lúc này, Giáo hoàng Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về vấn đề Ukraine, nhưng chỉ đến một mức độ nào đó mà thôi. Khi Shevchuk và các giám mục Ukraine gặp giáo hoàng hồi tháng 2, Đức Phanxicô đã kêu gọi tất cả các bên ‘thực hành các thỏa thuận trong hiệp ước chung và tôn trọng nguyên tắc luật pháp quốc tế.’ Ngài cũng kêu gọi các giám mục Ukraine hãy là ‘những công dân trọn vẹn’ và bảo đảm rằng ‘Tòa Thánh luôn ở bên các cha, dù là trong phòng họp quốc tế, để bảo đảm quyền, những bận tâm, và các giá trị phúc âm công bằng thôi thúc các cha.’
Sự bảo vệ này trong thực tế vẫn còn là chuyện chưa biết chắc, và Ukraine lẫn cộng đồng quốc tế đang dõi theo từng bước buổi hội kiến hôm nay. Trong những tháng vừa qua, Giáo hoàng Phanxicô đã được vinh danh nhiều bởi góp phần làm tan băng quan hệ Hoa Kỳ-Cuba, nhưng đây là tình trạng khi cả hai bên đều muốn theo đuổi hòa bình.
Còn cuộc xung đột Ukraine thì khác hẳn. Ngay cả khi Đức Phanxicô chọn cách cứng rắn hơn với Putin, thì cũng rất khó ảnh hưởng được ông. Putin đã không nao núng trước các hành động kinh tế, quân sự của G7, và Vatican, xét tận cùng, cũng là một siêu cường, nhưng trước hết và trên hết là về mặt đạo đức kia.
J.B. Thái Hòa chuyển dịch