aleteia.org, Philippe Oswald, 05-20-2015
Vì các cuộc xung đột xảy ra trên khắp thế giới, đã có rất nhiều người dân phải rời nhà ở của mình để đi qua một tỉnh khác trong chính đất nước của mình
Trong bản báo cáo mới của Hội đồng Na Uy người Tị nạn (NRC) được trình bày ở trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève (Trung tâm Tin thời sự của ONU) thì, “con số những người phải rời bỏ nhà để đi qua một tỉnh khác trong chính đất nước của mình vì các cuộc xung đột, vì bạo lực bùng nổ đã lên đến con số kỷ lục 38 triệu người, tương đương với số dân của các thành phố Luân Đôn, New York và Bắc Kinh cộng lại.
“Con số xấu nhất từ một thế hệ nay”
Theo bản báo cáo, có 38 triệu người dân mà chỉ năm 2014 đã có 11 triệu người phải ra đi (hơn năm 2013 là 4.7 triệu người) phải đi bị đi đày trong chính đất nước của mình, họ không còn được ở trong chính căn nhà của mình.” Đây là những con số xấu nhất của những người buộc phải ra đi từ một thế hệ nay, chứng tỏ là chúng ta đã hoàn toàn thất bại trong việc bảo vệ người dân vô tội”, ông Egeland, tổng thư ký của hội đồng Na Uy về người tị nạn (NRC) cho biết như trên. Lý do là đã có rất nhiều cuộc xung đột xảy ra tại Syria, Irak, Nam Xu đăng, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nigeria, ở Colombia và ở Ukraine. Nói một cách cụ thể, mỗi ngày có 30 000 người phải rời nhà ra đi. Với con số 38 triệu người phải ra đi này, cộng thêm 16 triệu người tị nạn đi ra các nước khác, theo con số thống kê của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (HCR), vậy có ít nhất 54 triệu người phải ra khỏi nhà và người tị nạn trên khắp thế giới.
7,6 triệu người dân Syria
“Một trong những lý do chính giải thích việc ra đi ngay chính trong xứ của mình là do việc đóng cửa các biên giới”, ông Jan Egeland giải thích. Con số thống kê kỷ lục của những người phải đi ra khỏi nhà ngay chính trong xứ của mình cao là do nội chiến ở Syria, đã có 7,6 triệu ra đi, chiếm 40% dân số Syria, trong khi ở Irak, năm 2014 có ít nhất 2,2 triệu người phải trốn khỏi những vùng đã rơi vào bàn tay của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Nước Syria và nước Irak chiếm 90% tổng số người phải ra đi ở Trung Đông. Mặt khác, nạn khủng bố của Hồi giáo và các tranh chấp bộ lạc đã tăng con số này lên gấp sáu ở Libia (400 000). Ở Nigeria, các cuộc tấn công của nhóm Hồi giáo Boko Haram đã làm cho gần một triệu người phải ra đi. Cũng trong cuộc chiến đấu chống người Hồi giáo Taliban ở các vùng bộ lạc miền Tây Pakistan đã gây ra sự bật gốc của 1,5 triệu người ở Á Châu, đưa con số tổng cộng những người phải dời nhà ra đi trong vùng này lên đến 5 triệu người. Nhưng cũng còn phải kể đến con số gấp đôi ở vùng Thượng sa mạc Sahara: 11,4 triệu người phải ra đi trong 22 nước. Ở Châu Mỹ La Tinh, có 7 triệu người phải ra đi, đa số ở Colombia, nhưng càng ngày càng có nhiều người dân ở Mễ Tây Cơ, ở Guatemala và ở Salvador phải ra đi do nạn bạo lực của những người buôn ma túy.
1.2 triệu người Ukrainia
Ngoài ra, đây là lần đầu tiên trong 10 năm gần đây, Âu Châu đã chứng kiến cảnh người dân buộc phải ra đi hàng loạt do chiến tranh ở Ukraine gây ra, làm cho 1.2 triệu người phải tời nhà mình trong năm 2014 và trong những tháng đầu của năm 2015.
Làn sóng người tị nạn chui đã bùng lên do các vụ khủng hoảng mới: “Cuộc xung đột càng kéo dài, tình trạng bất an càng lan rộng thì cuối cùng người dân phải bước qua biên giới để thử vận may trong những chuyền đi nguy hiểm ở biển Địa Trung Hải,” ông Volker Türk, phụ tá của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc bảo vệ người tị nạn cho biết như trên.
Theo ông Jan Egeland, câu kết luận là rõ ràng: “Cộng đồng quốc tế không muốn hoặc không thể thực hiện được những gì họ đã hứa: bảo vệ những người mong manh và vô tội”. Ông nói thêm: “Bản báo cáo này phải được dùng như tiếng chuông báo động: Phải cắt đứt chu trình địa ngục buộc hàng triệu người phải bỏ nhà ra đi này.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch