“Người ta cảm thấy nơi người này một chuỗi cười dòn tan”

303

François Bayroulavie.com, số 3627, 5 tháng 3-2015, Marie-Lucile Kubacki

Phỏng vấn François Bayrou, cựu Bộ trưởng Giáo dục Pháp, Giám đốc MoDem, ông là Kitô hữu có lòng tin sâu đậm nhưng ông không xen lẫn xác tín cá nhân của mình với lãnh vực chính trị.

“Cuộc bầu chọn của ngài, cũng như các cuộc bầu chọn gần đây trong lịch sử Giáo hội thường có một cái gì đã xảy ra và nó được xem như có bàn tay Chúa quan phòng. Một trong những đặc tính quan phòng mà tôi cảm nhận sâu xa nơi ngài là đặc tình hài hước. Người ta cảm thấy nơi con người này là một chuỗi cười dòn tan, giữa những chuyện quá quan trọng, quá nghiêm trọng thì thật sự người ta chỉ cần một chuỗi bật cười ha hả. Tiếng cười của một người không chịu đầu hàng trước bất cứ một quy ước nào. Vì thế, chuyện đầu tiên ngài đánh động tôi là tinh thần trẻ thơ của ngài. Ngài nói một cách đột nhiên những chuyện gây bối rối nhất, những chuyện cách mạng nhất, và những chuyện này luôn mang tinh thần Phúc Âm. Và những chuyện này gây động đất…

1011745_10152747619839164_6469339066176736738_n-1Khi các thể chế đã có quy chế rất chặt chẽ, rất tổ chức, khi chúng bị còng vai dưới sức nặng của các mạng lưới thì ngài đến và ngài nói sự thật của tinh thần Phúc Âm. Rất nhiều đời sống con người bị xâu xé vì những chuyện có từ thuở thơ ấu, như vậy nguồn gốc: đâu là sợi giây nối của tôi với những điều đi trước? Tôi có được yêu thương không? Và vết thương của xã hội thì cũng như vết thương của từng cá nhân, nó cũng là vết thương liên hệ đến thuở thơ ấu, đến nguồn gốc gây ra sự chán ghét người khác. Tất cả những bài ngài nói đều kêu gọi chúng ta phải về nguồn: “Dù con có như thế nào, cha cũng thương con.” Đứng trước sự đau khổ này, ngài nhắc rằng, trước hết, Chúa Kitô lúc nào cũng tìm cách chữa lành: “Con đứng dậy mà đi, đức tin đã cứu con!” Luật lệ thế gian cũng như luật lệ đơn thuần nhất của người làm luật, luật lệ đã được quy ước, tất cả chỉ có thể xóa đi trước điều sâu xa nhất của cuộc cách mạng mang tinh thần Phúc Âm: “Tôi thương bạn”.

Lời của ngài ở trong hệ thống cổ truyền, cổ truyền hay do Giáo hội bị thử thách, đó là lời chống-hệ thống. Từ đó là rất nhiều người nhìn ngài với cặp mắt trìu mến. Ngài đáp ứng mong chờ “tân trang” của nhiều người. Ngài thuộc gia đình Âu châu của chúng ta nhưng ngài ngài cũng là nhà truyền giáo vì ngài tìm nguộn cội đức tin của mình, tầm nhìn thế giới của mình ở một nơi khác, ở lục địa to lớn Châu Mỹ La Tinh. Ngài tự vấn: “Tôi, tôi có hiểu những gì họ nói không? Và ngài chất vấn chúng ta: tôi, tôi có hiểu Giáo hội nói gì không? Và chúng ta hiểu ngài. Ngài, ngài hiểu chiến lược tối hậu là cuối cùng không được dùng mưu mẹo. Phải mở cánh cửa và không thương lượng với cánh cửa.

Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch