Ông mua các nô lệ tình dục ở Irak… để đem trả lại cho gia đình họ

320

Aleteia, 10-3-2015, Élisabeth de Baudoụn chuyển từ tiếng Ý

Thánh Gioan Matha thời buổi tân thời này liều mạng sống của mình mỗi ngày để cứu các cô gái trẻ ra khỏi địa ngục.

Ông xứng đáng được giải Nobel của tình yêu. Tính mạng mình có thể bị nguy hại, một người đàn ông ẩn danh, đương nhiên vì lý do an ninh, đã vào vùng kiểm soát của tổ chức Hồi giáo Tự xưng (EI). Ông mua lại các cô gái trẻ có đạo Kitô, đạo Hồi và người yézidi bị bán làm nô lệ tình dục, rồi ông giúp các cô tìm lại gia đình mình.

https://www.youtube.com/watch?v=y35npjGPwuM

Một giây phút xúc động mạnh

Ông cứu được bao nhiêu cô? Ông hành động một mình? Chuyện này không được tiết lộ. Nhưng một vidéo cho thấy ông đem một cô gái trẻ yézidie về cho gia đình cô. Từ khi cô bị tổ chức Hồi giáo Tự xưng bắt, gia đình không biết cô sống chết như thế nào. Hình ảnh cô gặp lại cha của mình thật xúc động mà ai còn có chút lòng nhân không thể nào dửng dưng được.

Chế độ nô lệ được chứng nhận trong thiên 4 của kinh Coran và đã được tổ chức Hồi giáo Daesh chính thức thực hành, họ buôn tình dục trong “lãnh địa” của họ, điều này được chứng nhận trong tờ báo trên mạng Daquib viết bằng tiếng Anh của họ. Nạn buôn bán mất nhân phẩm này thường xảy ra với các cô gái trẻ có đạo Kitô hoặc người người yézidi, tất cả đều là thành phần thiểu số. Giá cả mua bán tùy theo tuổi. Rất khó để hình dung sự khổ sở mà các cô gái này phải chịu, sự khổ sở của gia đình nhất là của cha mẹ các cô. Cô nào may mắn thoát được địa ngục này thì phải cần thời gian để phục hồi. Tuy nhiên ít có khả năng các cô thật sự có ngày được phục hồi.

Một Dòng luôn phục vụ để phóng thích các nô lệ

Vào thời Trung cổ, một tín hữu Kitô, ông Gioan Matha (1160-1213) cống hiến đời mình để mua lại các nô lệ. Trong một thị kiến, ông thấy Chúa Kitô phóng thích hai người bị cầm tù, một đen, một trắng, ông đã thành lập Dòng Ba Ngôi. Từ đó Dòng đã không ngừng phát triển, năm 1789, Dòng đã phóng thích hơn 600 000 người. Gioan Matha được Giáo hội phong thánh vào thế kỷ XVII. Ngày nay, Dòng này vẫn còn hiện diện ở nhiều nước trên thế giới, họ vẫn tiếp tục làm việc trong phạm vi giải thoát các nạn nhân của nhiều hình thức ly dị ở thời buổi này.

Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch