Đảo Malta chịu đựng sự ơ hờ to lớn với đức tin

278

Đảo Malta chịu đựng sự ơ hờ to lớn với đức tin

ncregister.com, Courtney Mares, 2203-03-31

Đối diện với số giáo dân đi lễ sút giảm quan trọng, người công giáo Malta hy vọng chuyến tông du của Đức Phanxicô sẽ làm sống lại đức tin.

Chuyến đi của Đức Phanxicô trước Tuần Thánh một tuần, sau hai năm đóng cửa vì đại dịch, bây giờ các nhà thờ mở ra cho công chúng là niềm hân hoan cho giáo dân Malta.

Nhà thờ Mẹ Chúa Giêsu ở Valletta, Malta / EWTN

Đảo Malta vùng Địa Trung Hải là gốc rễ công giáo gần 2.000 năm nay. Nhưng với sự sụt giảm quan trọng gần đây trong việc giữ đạo, các nhà lãnh đạo công giáo địa phương hy vọng chuyến tông du cuối tuần này sẽ làm sinh động đức tin cho giáo dân Malta.

Theo thống kê của Vatican ngày 29 tháng 3, hơn 85% dân số Malta là người công giáo đã được rửa tội, nhưng việc giữ đạo trong đất nước có truyền thống công giáo này đã liên tục sút giảm trong 50 năm gần đây.

Linh mục Alan Joseph Adami, dòng Đa Minh hiểu những thay đổi xã hội và chính trị quan trọng trong thập kỷ qua, cho thấy sự phát triển của Giáo hội công giáo trong xã hội.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin CNA ngày 29 tháng 3, linh mục Adami cho biết: “Kể từ chuyến tông du cuối cùng của Đức Bênêđíctô XVI năm 2010, Malta đã thay đổi nhiều, rất đáng kể. Đã có một số luật thế tục mới được đưa ra và có một chỗ đứng giữa các giá trị được xã hội tập thể cùng giữ và các quan điểm của Giáo hội và các giá trị của nó”.

Chính phủ Malta đã hợp pháp hóa ly dị năm 2011, hôn nhân đồng tính năm 2017 và việc trữ lạnh phôi thai năm 2018.

Và nếu Malta vẫn là quốc gia duy nhất ở Liên minh châu Âu triệt để cấm phá thai, chính phủ Lao động gần đây được tái bầu đã đưa ra một cuộc thảo luận quốc gia về việc hợp pháp hóa an tử.

Linh mục Adami giải thích, trong quá khứ, Giáo hội công giáo Malta có được sự chia sẻ các giá trị của Giáo hội về gia đình, cuộc sống và phẩm giá con người với giáo dân: “Trong bối cảnh Malta, chưa bao giờ có sự tách biệt rạch ròi giữa Quốc gia và Giáo hội như ở Pháp hay ở Ý.”

Nhưng chỉ trong vòng một thập kỷ, xã hội Malta đã thay đổi rất nhanh. Linh mục cho biết: “Giáo hội phải tìm một cách sống mới và rao giảng Phúc âm trong bối cảnh mới này. Malta chịu đựng sự ơ hờ đức tin rất lớn, cũng như với văn hóa, không còn khả năng phân định hoa trái mà họ đã tạo ra. Rất khó để thấy những thành quả đời sống kitô hữu ở Malta năm 2022 vì nó trở nên hòa trộn vào các hoạt động văn hóa.”

Đó là một giai đoạn mới trong lịch sử công giáo lâu đời của Malta, đất nước có gốc rễ tông đồ.

 EWTN News

Đức Phanxicô đã dùng một câu trong sách Tông đồ Công vụ để làm chủ đề cho chuyến tông du của ngài: “Dân địa phương đối xử với chúng tôi một cách nhân đạo hiếm có” (Cv 28, 2). Sáng chúa nhật 3 tháng 4, ngài sẽ đến hang động Thánh Phaolô ở Rabat để cầu nguyện. Theo truyền thống, hang động là nơi Thánh Phaolô đã sống và rao giảng trong thời gian 3 tháng ngài ở trên đảo Malta, 60 năm sau Chúa Kitô.

Linh mục Adami giải thích di sản kitô giáo của Malta được phản ánh trong ngôn ngữ của mình, tiếng Malta là ngôn ngữ sêmita còn giữ những từ sêmina kitô giáo cổ đại đã bị mất trong thế giới nói tiếng ả-rập. Linh mục giải thích: “Trong cuộc chinh phục của người ả-rập, một số người cho rằng kitô giáo sẽ bị xóa bỏ khỏi đảo. Tuy nhiên, một số từ ả-rập kitô giáo đã còn tồn tại đến ngày nay chứng tỏ cho thấy kitô giáo được tiếp tục trên đảo”.

Trong lịch sử lâu dài, Malta đã bị những người Phênixê, Hy Lạp, Carthagine, La Mã, Byzantine và Ả Rập chinh phục. Các hiệp sĩ bệnh viện Thánh Gioan, ngày nay thường được gọi là Dòng Malta có trụ sở tại Malta năm 1530 cho đến cuộc xâm lược Napoleon năm 1798. Đảo cũng bị nước Anh đô hộ từ năm 1813 đến Anh năm 1964.

Đức Phanxicô sẽ đến vương cung thánh đường Đức Trinh Nữ Ta’ Pinu, trên đảo Gozo của Malta, và đi thuyền catamaran giữa các đảo Malta chiều ngày 2 tháng 4.

Đền thánh là nơi hành hương nổi tiếng của Malta vào cuối thế kỷ 19, sau khi người nông dân Carmela Grima cho biết ông nghe tiếng nói của Đức Trinh Nữ Maria xin ông đến cầu nguyện với Mẹ ở đây.

Vương cung thánh đường National Shrine ở Ta’ Pinu, Đảo Gozo, Malta

Nhà nguyện ban đầu của Ta’pinu (có nghĩa là Philippe) có từ thế kỷ 16, và bây giờ là đền thánh tôn nghiêm được xây từ những năm 1920 đến 1931.

Linh mục Adami nói: “Chúng tôi gọi thành phố Gozo là ‘Vatican của Malta’. Nhà thờ ở mọi góc phố, nhà nguyện và linh mục ở mọi nơi. Và thánh địa Ta’ Pinu là một trong những nơi chính tôn kính Đức Mẹ ở Malta. Không có một gia đình Malta nào đến Gozo mà không đến Ta’ Pinu dù người tin hay không tin.”

Linh mục Adami nói: “Chúng tôi đã trải qua hai mùa Phục Sinh không có nghi thức Tuần thánh truyền thống vì đại dịch và người Malta rất đau lòng về chuyện này.”

Bây giờ chuyến đi của Đức Phanxicô một tuần trước Tuần Thánh và các nhà thờ sẽ được mở cửa. Linh mục Gerald Buhagiar, quản nhiệm vương cung thánh đường Ta’ Pinu nói với hãng tin EWTN: “Với chúng tôi, đón chuyến tông du của giáo hoàng là một điều gì đó rất quan trọng. Tôi nghĩ Giáo hoàng sẽ đến để làm mới chúng tôi trong đức tin, giúp chúng tôi gần gũi với Chúa Giêsu hơn, nhưng cũng giúp chúng tôi sống hòa bình với nhau, tôn trọng nhau, cùng nhau lớn lên trong một Giáo hội.”

 EWTN News

Như các chuyến đi gần đây của Đức Phanxicô trong các quốc gia vùng Địa Trung Hải, di cư cũng là một chủ đề chính chuyến đi Malta của ngài.

Linh mục Adami cho biết: “Malta có một vị trí địa lý chiến lược, là trung tâm của Địa Trung Hải, và do đó là trọng tâm của cuộc khủng hoảng di cư, đặc biệt từ lục địa châu Phi.”

Theo Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc, trong những năm gần đây, đa số người tị nạn đến Malta là những người từ các nước Libya, Syria và Somalia. Năm 2021 có hơn 800 người di cư đến Malta, giảm đáng kể so với năm 2019, có 3.406 người di cư đến bờ biển Malta.

Trẻ em không có người đi kèm chiếm 24% người di cư đến Malta năm 2020, chủ yếu các em đến từ các nước Sudan, Somalia, Bangladesh và Eritrea. Đa số người di cư sau khi đến Malta, họ tìm cách đến các nước châu Âu khác để sinh sống.

Malta là một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới – một phần mười Rhode Island và một phần năm London – nhưng lại là một trong những quốc gia đông dân nhất trên thế giới.

Đức Phanxicô sẽ đến gặp người di cư tại trung tâm Thực nghiệm Hòa bình Gioan XXIII, dành cho người di cư ở Hal Far, trung tâm này do linh mục Dionysius Mintoff dòng Phan Sinh thành lập.

Linh mục  Franciscan Dionysius Mintoff, 91 tuổi, Dòng Phan Sinh, sáng lập trung tâm Thực nghiệm Hòa bình, nơi Đức Phanxicô sẽ đến thăm ngày 3 tháng 4.

Linh mục Mintoff, 91 tuổi nói với hãng tin EWTN, cha sốt ruột chờ Đức Phanxicô đến thăm từ năm 2020 nhưng bị hoãn vì đại dịch: “Chúng tôi có trong máu chúng tôi các vấn đề của người di cư.” Cha cho biết đã thấy rất nhiều người Malta di cư ngay sau Thế chiến thứ hai, một thế chiến cha đã sống trong thời thơ ấu.

Hồng y Mario Grech, Tổng thư ký Thượng hội đồng giám mục là người gốc Malta và là Giám mục giáo phận Gozo từ năm 2005 đến 2019. Hồng y Grech, tổng giám mục Charles Scicluna, người Malta và Giám mục Anton Teuma, giáo phận Gozo hoạt động tích cực cho chuyến tông du này.

Hồng y Grech hy vọng chuyến tông du này sẽ là ơn phúc cho Malta và cũng là lời kêu gọi để người công giáo Malta tỉnh thức. Ngày thứ tư 30 tháng 3, ngài tuyên bố trên Vatican News: “Tôi tin sự hiện diện của người kế vị Thánh Phêrô trên đảo Thánh Phaolô sẽ khẳng định chúng tôi trong đức tin của chúng tôi.” Hồng y Grech cho biết ngài hy vọng Đức Phanxicô sẽ khuyến khích mọi người đánh giá cao phẩm giá của từng người và giúp chúng ta mở lòng ra với Đấng Siêu việt: “Đó là lý do vì sao chúng tôi hết lòng cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để giúp Đức Phanxicô tận dụng tối đa chuyến đi của ngài và giúp chúng tôi trong việc truyền giáo mới của chúng tôi. Tôi biết anh em trong Hội đồng Giám mục Malta chúng tôi đang dấn thân trong dự án truyền giáo mới này.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Tại Malta, Đức Phanxicô ở giữa giao thoa của các nền văn hóa

Lịch trình chuyến tông du của Đức Phanxicô đi Malta ngày 2 và 3 tháng 4-2022