Gioan XXIII, vị thánh nông dân khôn lanh của Thiên Chúa

557

Gioan XXIII, vị thánh nông dân khôn lanh của Thiên Chúa

Vatican Insider | Andrea Tornielli

john_xxiii

“Tôi sẽ là ai nếu không có ngày Thiên Chúa gọi tôi đi cày trên một cánh đồng khác? Tôi sẽ là một nông phu, cũng như số đông các cháu của tôi vậy. Một vài trong đó, vẫn được ăn học và đào sâu văn hóa, nhưng lại muốn ở lại làm việc trên ruộng đồng. Một số khác, cũng như tất cả dân Ý, thì lại thấy xét theo mặt nào đó, mảnh đất không còn đủ chỗ cho nhân số ngày càng tăng, rồi họ đến các nhà máy và xưởng thợ để làm.’

 Nếu Angelo Giuseppe Roncalli – ‘Giáo hoàng tốt’ Gioan XXIII (1881-1958) – không được Đấng Quan Phòng bảo bọc và đưa dần lên những nấc thang của hàng giáo phẩm giáo hội, thì có lẽ ngài sẽ vẫn gắn chặt với ruộng đồng, cũng như nhiều bà con của ngài, và ngài sẽ tiếp tục làm công việc này của mình theo cách riêng đặc biệt của ngài. Một ‘giáo hoàng tốt’ nhưng hoàn toàn không ngây thơ, trong suốt thời gian dài và bận rộn làm đại sứ ngoại giao, Roncalli gắn chặt với tính khôn lanh nông dân lành mạnh mà ngài tiếp thu được từ môi trường gia đình.

Sinh tại Brusicco, một làng nhỏ ở Sotto il Monte, thuộc lãnh địa Bergamo, vị giáo hoàng tương lai lớn lên trong một gia đình tầm thường: ‘Chúng tôi nghèo, nhưng hạnh phúc với hoàn cảnh của mình và tin tưởng Chúa Quan Phòng sẽ giúp cho. Không bao giờ có bánh trên bàn ăn, chỉ có cháo bột, không có phần rượu cho con nít và thanh niên, và hiếm khi có thịt … Nhưng khi một người ăn xin đến nơi căn bếp nhà tôi, vốn có đến khoảng 20 đứa con nít nóng ruột chờ một tô súp, thì luôn luôn có chỗ cho họ, và mẹ tôi lo lắng vì sợ họ lạ chỗ nữa!’

Tháng 3 năm 1925, khi hồng y Pietro Gasparri, Quốc vụ khanh của giáo hoàng Pius XI, thông báo cho đức ông Roncalli là cha sẽ được phong giám mục và bổ nhiệm làm Đại sứ giáo hoàng ở Bulgari, thì cha đã xin được tấn phong vào ngày lễ thánh Giuse. Roncalli giải thích với bề trên của mình, đang lắng nghe với đôi chút ngạc nhiên, ‘Với con, thánh Giuse phải là thánh bảo trợ và thầy dạy bậc nhất cho các ngoại giao đoàn của Tòa Thánh! Vâng phục, thinh lặng khi cần, nói chuyện chừng mực và lịch sự: đây chính là ngoại sứ của Tòa Thánh, thánh Giuse, luôn luôn thinh lặng và vâng phục.’

Cuối cùng, vào tháng 7 năm đó, có 7 vị bị kín đáo bãi chức. Tính cách bộc trực – tốt lành, nhưng chắc chắn không ngây thơ – đã giúp rất nhiều cho Roncalli trong quãng thời gian trống tòa sau cái chết của giáo hoàng Pius XII. Vị giám mục từ Bergamo, thời đó đang là hồng y thượng phụ Venice, đã 77 tuổi, một độ tuổi khá cao để có thể là một giáo hoàng nhiệt thành. Nhưng sau triều giáo hoàng lâu dài của Pius XII, các hồng y bỏ phiếu nảy ra ý nghĩ rằng nên bầu ra một ‘giáo hoàng chuyển tiếp’.

Cách tiếp cận của giáo hoàng Gioan XXIII tương lai trong những ngày đó, thể hiện ngài có tiềm năng để nhận vị trí này. Một ví dụ chẳng hạn: nhóm các hồng y giáo triều sợ tổng giám mục Milan Giovanni Battista Montini sẽ về Roma làm Quốc vụ khanh. Với tình hình này, Roncalli dù bảo vệ và vô cùng tôn trọng Montini (người mà ngài ngay lập tức phong hồng y và theo ngài tiên đoán, sẽ là người kế vị mình), nhưng lại không để một ai trong nhóm trên biết dự định này. ‘Cho dù ai trở thành giáo hoàng, thì cũng làm sao có thể bổ nhiệm Quốc vụ khanh là một người mà các hồng y giáo triều thực sự không muốn được?’

Gioan XXIII ngay lập tức có thể nói thấu tâm can của người ta tại thánh lễ Tấn phong, kéo dài đến 5 giờ đồng hồ: ‘Tân giáo hoàng, qua những biến cố cuộc sống, cũng như người con của Giacóp, nhờ gặp gỡ đầy đau đớn với anh em mình, mà khám phá ra lòng ân cần nơi họ, và bật khóc mà nói, ‘Tôi đây … người anh em Giuse của các anh đây.’

Thật không may, giáo hoàng Gioan XXIII là nạn nhân của hai lối hiểu, cái nào cũng có mặt hạn hẹp của nó. Lối đầu tiên mô tả ngài đơn thuần là ‘Giáo hoàng tốt’ chỉ dừng lại để ngửi mùi hoa và kể đủ chuyện vặt nhưng nhiều khi để lừa người ta cho vui. Lối thứ hai, được tuyên truyền bởi trường phái Bologna của giáo sư Giuseppe Alberigo, mô tả ngài là một ‘nhà cách mạng’ thật sự, quy tất cả những quyết định đổi mới trong thời gian triều giáo hoàng của ngài về hết cho ngài, và quy hết những quyết định bảo thủ cho Giáo triều Roma ‘cứng đầu’. Thật sự, Roncalli không bao giờ là một nhà cách mạng. Thật ra, ngài thiên về một giáo hoàng truyền thống, người chủ trì Công đồng phê chuẩn những quy định nghiêm nhặt lỗi thời đối với các linh mục. Một chuyện ai cũng biết là ngài muốn Công đồng kết thúc trong vòng 3 tháng.

Với đầy sự khôn ngoan nông dân, ngài có thể sử dụng tất cả ‘vũ khí’ cần thiết để hạ gục người đối thoại, như trong các thư tín ngài gởi đến Khrushchev trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, hay trong buổi tiếp kiến lịch sử với Adjubej, con của chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Liên Xô. Ngài phân biệt giữa sai lỗi và sai sót – cái thứ nhất luôn luôn bị phán xét, trong khi cái thứ hai được bỏ qua và hoan nghênh – và điều này sẽ xác định không chỉ đời sống của Giáo hội, mà còn đời sống chính trị Ý, với những để ngỏ nhẹ nhàng cho phái trung tả sau nhiều năm phải chịu quan điểm khắc khe của Vatican. Nhưng nếu xem ‘tính cập nhật’ của ngài là một cuôc cách mạng bất di bất dịch thì sẽ tạo nên một hình tượng hư cấu về Giáo hoàng gốc Bergamo này.

Tổng Giám mục người Anh, John Carmel Heenan viết rằng: ‘Giáo hoàng Gioan không phải là một người đổi mới … Giáo hoàng mà tôi biết không có chút gì giống với Giáo hoàng Gioan mà người ta hư cấu. Giáo hoàng Gioan của tôi gần giống một linh mục miền quê tốt bụng.’

J.B. Thái Hòa chuyển dịch