Cộng hòa Trung Phi, một câu chuyện phức tạp

448

Crux | John L. Allen Jr. | 30-12-2016

Một trong loạt bài về nạn bách hại Kitô hữu trên khắp thế giới

Trung PhiHẳn sẽ dễ nói về bách hại tôn giáo hơn, nếu như lúc nào cũng đơn giản là chuyện kẻ ngược đãi và nạn nhân, là chuyện những người vô tội bị đàn áp tàn bạo do những người cực đoan và cuồng tín. Chắc chắn, các Kitô hữu, được báo động trước bạo lực nhắm đến những người cùng đức tin với mình, hẳn cũng tin vào sự thật đơn giản này.

Tuy nhiên, sự thật thì thường phức tạp hơn, và không có nơi nào minh họa rõ điểm này cho bằng Cộng hòa Trung Phi.

Một quốc gia nội địa, với dân số khoảng 4.6 triệu người, và 80% là Kitô hữu, phần còn lại chủ yếu là Hồi giáo, Cộng hòa Texas đã là nơi xung đột nội chiến đẫm máu nhất trên thế giới trong 3 năm qua.

Có đến hơn 6000 người bị giết, và 1/4 dân số bị mất nhà cửa phải di cư. Ngày hôm nay, có hơn 400.000 người tị nạn ở nước ngoài, và 300.000 người vẫn còn ở trong nước nhưng phải bỏ quê hương.

Năm 2013, nhóm phiến quân Seleka, với tên gọi nghĩa là ‘liên minh’ được lập nên bởi các quân nhân Hồi giáo và chính trị gia bất mãn. Phiến quân bạo loạn nhanh chóng chiếm quyền kiểm soát thủ đô Bangui, và cũng ngay lập tức biến đây thành một cuộc giết chóc bè phái, khi các phiến quân Hồi giáo tàn sát hầu hết dân cư Kitô giáo, thường là bằng cách thiêu sống.

Ở một nước mà Kitô hữu chiếm đa số áp đảo, thì hành động tàn bạo của nhóm phiến quân Seleka không được yên.

Dưới sự chỉ đạo của các chuyên viên kỳ cựu trong lực lượng an ninh quốc gia, các Kitô hữu lập nhóm dân quân của mình, gọi là các nhóm ‘anti-balaka’ lấy từ tên của một loại vũ khí kết hợp dao và AK47.

Dù cho bề ngoài là được lập nên với mục đích tự vệ, nhưng các nhóm Kitô hữu có vũ trang này ngày càng hung hăng. Các báo cáo cho thấy họ bắt đầu mở ra các vụ giết thường dân Hồi giáo, và cuối cùng còn muốn trục xuất hoàn toàn người Hồi giáo ra khỏi đất nước.

Tháng 5 -2015, Samantha Power, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc, đã báo cáo rằng hầu hết 436 đền thờ Hồi giáo ở Trung Phi đã bị phá hủy, và nạn bạo lực ở đây là ‘điên rồ, ớn lạnh.’

Các nhóm phiến quân Kitô giáo đã đẩy cuộc xung đột đến cực điểm khi vào tháng 12-2014, Liên hiệp quốc cáo buộc họ đang thực hiện một cuộc thanh trừng sắc tộc nhắm loại bỏ người Hồi giáo, dù cho không có bằng chứng cho ‘ý định diệt chủng.’

Tổng giám mục Nzapalainga, BanguiNhưng ngay cả trong bối cảnh tàn sát lẫn nhau này, vẫn có các mẫu gương cố gắng thúc đẩy hòa bình từ các lãnh đạo tôn giáo của cả hai phía.

Mẫu gương được biết đến nhiều nhất là của ‘ba vị thánh của Bangui’ gồm: Mục sư Nicolas Guerekoyame Gbangou, chủ tịch Liên minh phái Phúc âm Trung Phi, Đại giáo sỹ Oumar Kobine Layama, chủ tịch Hội đồng Hồi giáo Quốc gia, và Tổng Giám mục Công giáo Bangui, Diedonné Nzapalainga.

Từ khi bạo lực bùng phát, 3 lãnh đạo này đã tổ chức các buổi cầu nguyện, luân phiên giữa nhà thờ chính tòa Công giáo, đền thờ lớn Hồi giáo, và các nhà thờ của Tin Lành. Họ đã đẩy mạnh các ‘trường hòa bình’ nơi trẻ em thuộc các tôn giáo khác nhau chung mái trườn, cũng như lập các trung tâm y tế mở ra cho tất cả mọi người.

Đây là một tình thân thật sự, chứ không phải làm màu.

Tháng 12, 2013, khi phiến quân Kitô giáo tấn công vùng đất Hồi giáo nơi đại giáo sỹ Layama đang ở, thì tổng giám mục Nzapalainga đã mời đại giáo sỹ và và gia đình đến ở trong nhà của mình tại giáo xứ thánh Phaolô. Và họ đã ở đó trong vòng 5 tháng.

‘Khi mạng sống của một người anh em bị đe dọa, chúng tôi phải hỗ trợ.’ và tổng giám mục Nzapalainga thêm rằng, ‘kinh nghiệm này đã đưa chúng tôi lại gần nhau hơn nhiều.’

Cuối tháng 11 vừa qua, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã không lo ngại cho an nguy của mình mà đến thăm Cộng hòa Trung Phi. Đức Giáo hoàng quá quyết tâm, ngài đã đùa với phi công của Alitalia trên đường đến châu Phi rằng, nếu ông thấy không an toàn để hạ cánh xuống quốc gia bị chiến tranh xâu xé này, thì có thể đưa ngài một chiếc dù.

Trong chuyến viếng thăm đền thờ Hồi giáo trung ương ở thủ đô Bangui, một vùng được xem là cấm cửa ngay cả với các quan sát viên quốc tế. Ngài đã kêu gọi cả người Hồi giáo lẫn Kitô hữu hãy vì hòa bình.

‘Những ai tự nhận mình là người của Thiên Chúa, thì phải là những con người của hòa bình. Cùng nhau, chúng ta phải nói không với hận thù, báo oán, và bạo lực, nhất là bạo lực nhân danh tôn giáo hay thậm chí dám nhân danh Thiên Chúa.’

gặp Hồi giáo KM5

J.B. Thái Hòa chuyển dịch