Chiến tranh ở Ukraine: Chủ nghĩa dân tộc tôn giáo
la-croix.com, Isabelle de Gaulmyn, Chủ bút, 2022-03-03
Cửa sổ căn nhà của nhà nghiên cứu đô thị Lev Shevchenko ở Kiev. Ông dùng sách chắn cửa sổ để giữ kính không bay vào nhà trong các vụ bắn phá.
Để biện minh cho cuộc xâm lăng Ukraine, Vladimir Putin viện cớ “bảo vệ chính thống giáo”. Nhưng, toàn thể các Giáo hội hiện nay ở Ukraine đều chống đối chiến tranh, kể cả Giáo hội thuộc Tòa Thượng Phụ Mátxcơva mà nhà lãnh đạo ở Mátxcơva rất gần với ý thức hệ của Điện Kremlin.
Cuộc xung đột Ukraine không phải là một cuộc chiến tranh tôn giáo. Nhưng nó có những yếu tố tôn giáo mà công cụ hóa nó là một thảm họa. Nga và Ukraine có cùng gốc kitô giáo, đó là phép rửa tội của Hoàng tử Vladimir năm 988. Một câu chuyện mà Putin đưa ra trong bài phát biểu nhuốm mùi sứ điệp cứu tinh của kitô giáo. Trưởng giáo chủ Tikhon, người cha thiêng liêng của ông chủ trương hiệp nhất các dân tộc của giếng rửa tội Rus’ để chống một phương Tây “suy đồi”. Nhất là khi chính thống giáo duy trì quan điểm chính trị, như một trong các anh em Karamazov nói, “Nhà nước phải tỏ ra xứng đáng với chỉ duy nhất một Giáo hội, không có gì hơn”. “Chủ nghĩa dân tộc giáo hội” này là một trong những hướng đi của chính thống giáo, được các quốc gia (tự lập) tổ chức.
Nhưng vì đó là một phần của vấn đề, tôn giáo có thể mở ra triển vọng hòa bình. Giáo hội gắn liền với Mátxcơva ở Kiev đã bắt đầu giữ khoảng cách của họ với thượng phụ Kirill. Thượng phụ Kirill chẳng thắng được gì khi khuyến khích các vụ dội bom vào một thành phố và di sản tinh thần của nó, như tu viện phương Đông của Kiev, nơi tất cả các thánh Nga đã ở. Đó là ý nghĩa của chính sách ngoại giao cẩn thận của Đức Phanxicô, giáo hoàng đầu tiên đã gặp thượng phụ Kirill Mátxcơva, kể từ cuộc ly giáo lớn năm 1054: không hoàn toàn bác bỏ Giáo hội Nga; để làm cho thượng phụ hiểu rằng, nếu hỗ trợ Putin, ngài sẽ mất không chỉ Ukraina, nhưng tất cả sự chói ngời của ngài trong thế giới kitô giáo.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Ngày 12 tháng 2-2016, trên đường đi Mêhicô, Đức Phanxicô sẽ quá cảnh La Havana, Cuba để gặp Thượng phụ Matxcơva Kyrill, một sự kiện lịch sử trong lịch sử kitô giáo: lần đầu tiên một giáo hoàng gặp lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga.
Bài đọc thêm: Cuộc gặp gỡ mắc bẫy của Đức Giáo hoàng với Thượng phụ Matxcơva
Kyrill, vị thượng phụ không được yêu mến của Giáo hội Chính thống Nga