Đức Phanxicô xin Ukraine giương cờ trắng: các giới hạn của “tôn giáo tình yêu”?

70

Đức Phanxicô xin Ukraine giương cờ trắng: các giới hạn của “tôn giáo tình yêu”?

la-croix.com, Marie Grand, Giáo sư triết học, giám đốc Viện Cao đẳng Lyon

Giáo sư Marie Grand phản ứng trong chuyên mục của bà trước yêu cầu “giương cờ trắng” của Đức Phanxicô với người Ukraine. Một đề nghị nhắc ngài về lúc nào thì thích hợp để chiến đấu, lúc nào thích hợp để thương thuyết. Giáo hội tuy ở trên mặt đất nhưng quên chúng ta không thể thương thuyết hòa bình nếu không đòi hỏi công lý.

Marie Grand, Giáo sư triết học, giám đốc Viện Cao đẳng Lyon

Đức Phanxicô thích lặp lại: “Phải luôn đoàn kết vì đoàn kết lớn hơn xung đột! Chúng ta đừng đi vào con đường chia rẽ!” Tuy nhiên, đôi khi có những đấu tranh cần phải đấu tranh và những bất công cần phải đấu tranh. Treo cờ trắng quá nhanh trên chiến trường Ukraine bằng cách chấp nhận các điều kiện của kẻ xâm lược, hoặc làm gián đoạn công việc công lý trong các trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em khi nghĩ rằng mình trực tiếp hòa giải nạn nhân và kẻ tấn công, mỗi lần như vậy là cho cái ác có cơ hội để chiến thắng. Khi vội vàng xem trọng những gì gắn kết chúng ta lại với nhau, kitô giáo có xem trọng những gì ngăn cách và chống đối chúng ta không? Và làm thế nào có thể đảm bảo mối quan tâm đến sự thống nhất và hòa bình sẽ không chôn vùi những xung đột và củng cố lợi ích cho kẻ mạnh nhất?

Năm 1963, mục sư Martin Luther King bị tống giam tại Nhà tù Birmingham vì lãnh đạo chiến dịch phản kháng chống phân biệt chủng tộc ở Alabama. Tám mục sư da trắng viết “lời kêu gọi đoàn kết” trên tờ báo địa phương. Bị thuyết phục về sự cần thiết phải đấu tranh chống lại những bất công, tuy nhiên, họ vẫn chỉ trích mục sư vì ông có mặt ở Birmingham và các phương pháp của ông (diễn hành, ngồi phản kháng, tẩy chay, bất tuân dân sự). Họ thúc giục ông đi theo con đường đối thoại  để làm cho lý lẽ của ông được lắng nghe. Như thế sự kích động và rối loạn do các cuộc biểu tình gây ra không làm tổn hại đến sự đoàn kết mà các tín hữu kitô phải thể hiện sao? Trong Bức thư nổi tiếng từ Nhà tù Birmingham, mục sư Martin Luther King đã trả lời họ.

Đồng thuận hay đấu tranh

Theo mục sư, thích đồng thuận hơn là đấu tranh gay gắt trên địa bàn có nghĩa là chấp nhận rủi ro xây dựng một hiện trạng được tạo nên từ sự hiểu lầm và thống trị. Để bắt đầu đối thoại, trước tiên mọi người phải đánh giá đầy đủ sự bất công vô hình cho đến nay. Ông viết: “Hành động trực tiếp bất bạo động tìm cách tạo ra căng thẳng đến mức cộng đồng luôn từ chối đối thoại buộc phải đối diện với tình hình”. Sau đó, chúng ta phải đảm bảo sự cân bằng quyền lực được cân bằng để mọi người đều có tiếng nói công bằng. Biểu tình hay không vâng lời đều là những phương tiện hữu hiệu để phát huy lợi ích của một nhóm trong môi trường xã hội.

Mục sư viết: “Tôi thừa nhận, từ “căng thẳng không làm tôi sợ hãi,” vì chúng ta không thể vươn lên từ “vực sâu đen tối của thành kiến và phân biệt chủng tộc, lên đỉnh cao vĩ đại của sự hiểu biết và tình anh em” nếu không trải qua thời điểm xung đột. Mục sư Martin Luther King dạy chúng ta, kẻ thù không thể trở thành bạn nếu không phải đối đầu với tư cách kẻ thù trước tiên. Bởi vì yêu kẻ thù của bạn có ích gì nếu chúng ta không giải quyết tranh chấp giữa chúng ta và nếu cuối cùng họ vẫn là kẻ thù?

Những đức tính điên rồ

Có năm mươi sắc thái đối kháng (chiến tranh, tội ác, đấu tranh, bất đồng, v.v.) và năm mươi cách ứng phó với nó (phòng thủ vũ trang, phản kháng bất bạo động, xét xử, tranh luận đối kháng, v.v.). Tính thích đáng của các phương tiện chỉ có thể được đánh giá trong hoàn cảnh và theo các nguyên tắc của pháp luật. Ngược lại với những gì người ta thường nghĩ, hầu hết các nhà hoạt động bất bạo động đều không phải là những người theo chủ nghĩa hòa bình, vì có những tình huống mà kẻ gây hấn làm chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài bạo lực. Chính Gandhi cũng lặp lại: “Nếu nhất thiết phải lựa chọn giữa hèn nhát và bạo lực, tôi sẽ khuyên dùng bạo lực.”

Bài đọc thêm: Giáo hoàng và Ukraine, hòa bình sẽ không có được nếu không có công lý

Nhưng có phải kitô giáo có khuynh hướng đơn giản hóa mọi việc đó sao? Có phải tôn giáo của tình yêu đang tiến quá nhanh tới tình yêu đó không? Vì không thể tìm kiếm sự thống nhất mà không chấp nhận xung đột; cũng không muốn hòa bình và tha thứ mà không thiết lập công lý trước tiên. Triết gia G.K. Chesterton đã chẩn đoán, các nhân đức kitô giáo “phát điên” khi “cô lập lẫn nhau”, cuối cùng các nhân đức này “lang thang một mình”.

Marta An Nguyễn dịch

Đức Phanxicô hay “sự thất bại của phương Tây”

Đức Phanxicô kêu gọi “thương thuyết” để “chấm dứt chiến tranh”