Radio Vatican, 10 tháng 2-2015
Hội đồng Giáo hoàng bảo vệ Trẻ em được Đức Phanxicô thành lập sau các vụ tai tiếng ấu dâm trong Giáo hội, đã kết thúc buổi họp vào ngày chúa nhật 8-2-2015. Đây là lần đầu tiên 17 chuyên gia của Hội đồng họp với nhau. Trong buổi họp này, họ đã trình bày các bản báo cáo của các nhóm chuyên gia làm việc trong năm vừa qua.
Hội đồng cũng hoàn tất các đề nghị bao gồm cơ cấu chính thức của tổ chức. Nhất là làm cho mọi người lưu tâm và có ý thức hơn, ở mọi tầng lớp Giáo hội, về tầm nghiêm trọng và khẩn cấp phải tiến hành các thủ tục đúng đắn để bảo vệ trẻ em.
Trong các chuyên gia, có một nữ chuyên gia người Pháp, bác sĩ tâm thần nhi đồng Catherine Bonnet. Bà trả lời cho ký giả Olivier Bonnel về công việc của hội đồng này và những mong chờ hợp pháp của dư luận quần chúng.
Quan trọng là vì Giáo hội là một Giáo hội phổ quát, phải thấu hiểu thế nào là xã hội, thế nào là hàng tu sĩ trong mỗi lục địa, họ xử lý vấn đề này như thế nào. Bây giờ sự nhạy cảm của xã hội rất tiến bộ. Có một điều rất đặc biệt là nước Pháp là nước đầu tiên đã mô tả tất cả mọi hình thức bạo lực thể xác và bạo lực tình dục. Năm 1857, giáo sư Ambroise Tardieu, một giáo sư về luật y tế đã xuất bản quyển sách nói về trên 600 trường hợp bạo lực tình dục đối với các em bé gái cũng như bạo lực tình dục đối với các em bé trai. Sau khi ông chết, công việc của ông đã bị các đồng nghiệp của ông và xã hội gièm pha, họ chia làm hai phe. Một phe ủng hộ công việc của ông đưa đến luật đầu tiên để xử các trường hợp trẻ em bị đối xử xấu năm 1889, sau đó có sự lật ngược tình trạng và trong vòng 100 năm, tất cả các công việc này đều bị hủy bỏ. Chẳng hạn, trong những năm 60, khi tôi còn là sinh viên y khoa, chúng tôi không được dạy những gì ông Ambroise Tardieu tả về sự đối xử xấu và cũng không học để biết chính người Mỹ là người khám phá ra việc đối xử xấu, vì đúng ra, trong những năm 60, thế giới đã có ý thức về bạo lực trên trẻ con về mặt thân xác, nhờ một bài viết quan trọng gọi là “hội chứng của trẻ em bị đánh”, bài này lúc đó được công bố trên toàn thế giới, đặc biệt là những nước nói tiếng Anh, và đã có một tiếng vang mạnh mẽ. Và nó dẫn đến các luật lớn nhằm bảo vệ trẻ em vì ở Mỹ, từ những năm 60-70, tất cả các bang đều có luật buộc phải báo cáo cho Cơ quan bảo vệ trẻ em nếu thấy có trường hợp đối xử xấu và cũng có luật để bảo vệ cho người đi báo cáo.
Chẳng hạn ở Phi châu, một vài giám chức, một vài thành viên trong Giáo hội cho rằng các lạm dụng tình dục không phải là vấn đề ở đó mà là vấn đề ở Phương Tây. Đa số các trường hợp này xảy ra ở Ai-len và Mỹ. Bà trả lời như thế nào? Đây không phải là cái thắng cho bà phải không?
Không, tôi không nghĩ đây là cái thắng. Tôi nghĩ đây là một sự phong phú to lớn vì, giống như tất cả mọi vấn đề lớn của xã hội, điều quan trọng là hiểu tất cả các khía cạnh, các khó khăn có thể có trong một vài nước hay trong các nước khác, và cách trẻ con có thể bị đối xử xấu có thể mang những khía cạnh cá nhân trong một vài trường hợp. Tôi nghĩ thật sự là phải làm việc chung. Không phải là cái thắng vì mỗi nước đều mang đến phần phong phú của nước mình. Điều chắc chắn là phải có thì giờ. Phải cần thời gian để làm việc. Mọi người phải chấp nhận rằng không phải chỉ trong ba, bốn buổi họp mà có thể đưa ra kết quả cho mọi chuyện.
Bà hiểu áp lực, kể cả áp lực của truyền thông trên hội đồng của bà? Chủ đề thì rất nhạy cảm. Bà có cảm thấy bà phải tách biệt với áp lực này không, nếu tôi có thể hỏi?
Chúng tôi là một số chuyên gia, những người làm việc xã hội, những người làm việc với người tị nạn, các giáo sư luật, các tâm lý gia, các bác sĩ tâm thần. Điều tuyệt đối quan trọng là người này có thể thay thế người kia để nghiên cứu tất cả các khía cạnh trước khi có những đề nghị cụ thể. Cuối cùng, chúng tôi đã đưa ra những đề nghị cho Đức giáo hoàng Phanxicô vì chúng tôi là các chuyên gia tham vấn. Điều rất tích cực là quyết tâm của 17 thành viên muốn đi tới trong lòng Giáo hội và để bảo vệ cho trẻ em. Do đó tôi rất lạc quan vì đã tìm được những người rất hiệu năng và cùng một lúc rất quyết tâm. Tôi có thể nói chính sự quyết tâm này đã quy tụ chúng tôi lại với nhau.
Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch