Vài chuyện là lạ về Năm Toàn Xá

445

la-croix.com, Gauthier Vaillant, 2015-12-08

shofar-i-dawnstarstudios-

Ngoài những Năm Thánh ngoại lệ như Năm Thánh Lòng Thương Xót khai mạc ngày 8 tháng 12 thì từ năm 1300, các giáo hoàng thường xuyên mở Năm Thánh.

Chữ “toàn xá, jubilé” có nghĩa là “dương cưu, Bélier”

Nguồn gốc này là do người Hêbrơ dùng sừng dương cưu làm tù và để loan báo ngày mở Năm Thánh cứ năm mươi năm một lần. Ở Israel, cứ mỗi năm mươi năm là mở Năm Thánh một lần, trong dịp này vào tháng 9-2015, chính quyền Israel tuyên bố hủy nợ cho những người nghèo của xã hội.

Giáo hoàng Urbanô VI muốn có Năm Thánh mỗi 33 năm

33 năm là số năm Chúa Kitô ở trần gian. Đó là ý kiến của Giáo hoàng Urbanô VI (1378-1389), nhưng người kế vị của ngài là giáo hoàng Boniface IX không tiếp tục làm: ngài ban sắc lệnh tổ chức Năm Thánh vào năm 1390 sau đó, rồi thêm một lần nữa năm 1400 để đáp ứng cho làn sóng đông đảo khách hành hương tiếp tục về Rôma.

Các Năm Thánh sau là những năm 1425 và 1450, sau đó vào năm 1470, Đức Phaolô II ra quyết định cứ mỗi 25 năm tổ chức Năm Thánh một lần.

Nhà nguyện Sixtine được vẽ trong dịp một Năm Thánh

Theo sắc lệnh của Đức Phaolô II, người kế nhiệm của ngài là Sixte IV (1471-1484) triệu tập Năm Thánh năm 1475. Ngài xin nhân dịp này, Rôma làm đẹp bằng các tác phẩm nghệ thuật: để đáp ứng cho nguyện vọng này, nhà nguyện Sixtine đã được vẽ cũng như cầu Sixte cũng được xây, cả hai được đặt tên sau Giáo hoàng Sixte IV.

Hoàng đế Napoléon cản Năm Thánh năm 1800

Năm này, hoàng đế Napoléon I chiếm Quốc gia Tòa Thánh và quân của ông chiếm đóng Rôma. Giáo hoàng Piô VI chết năm 1799, mật nghị do ban Chấp chính tổ chức kéo dài bất tận: Giáo hoàng Piô VII chỉ được bầu vào tháng 3-1800 ở Venise, nơi các hồng y họp đặc biệt. Tháng 7, giáo hoàng Piô VII mới về lại Rôma sau khi hoàng đế Napoléon cho thiết lập lại Quốc gia Tòa Thánh. Vì thế không thể tổ chức Năm Thánh bình thường ở Rôma. Một năm sau, Giáo hoàng Piô VII ký Hiệp ước với nước Cộng hòa Pháp và thuận mở ba mươi ngày toàn xá cho các người công giáo Pháp.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch