Giáo hội không được nhầm lẫn khủng hoảng với xung đột
cath.ch, I. Media, 2020-12-21
Trong lời chúc mừng Giáo triều nhân lễ Giáng Sinh ngày thứ hai 21 tháng 2, Đức Phanxicô tuyên bố: “Chúng ta không được nhìn Giáo hội theo các phạm trù xung đột – phải và trái, tiến bộ và truyền thống-”.
Suy gẫm về tầm quan trọng của cuộc khủng hoảng khi đối diện với sự chia rẽ hiện nay, ngài giải thích Giáo hội phải “bước vào cuộc khủng hoảng” nhưng “không được nhầm lẫn khủng hoảng với xung đột”.
Tại phòng Clementine của Dinh Tông Tòa Vatican, Đức Phanxicô mời các thành viên tham dự chấp nhận cuộc khủng hoảng như “thời gian ân sủng” được ban để “hiểu ý Chúa cho mỗi người và cho toàn thể Giáo hội”.
“Giáng Sinh năm nay là Giáng Sinh của đại dịch, của cuộc khủng hoảng sức khỏe, kinh tế, xã hội và thậm chí của cả giáo hội”
Như truyền thống quy định, Đức Phanxicô chúc lễ Giáo triều Rôma, năm nay buổi lễ diễn ra ở Hội trường Bénédiction chứ không ở Hội trường Phaolô VI như thường lệ. Và cũng vì đại dịch nên chỉ có các hồng y và các cấp cao của Tòa Thánh có mặt. Ngài tuyên bố: “Giáng sinh năm nay là Giáng sinh của đại dịch, của cuộc khủng hoảng sức khỏe, kinh tế, xã hội và của cả giáo hội”.
Một cơ thể luôn khủng hoảng vì nó còn sống
Đức Phanxicô kêu gọi “không được nhầm lẫn khủng hoảng với xung đột”. Ngài khẳng định: “Nhìn Giáo hội theo các phạm trù xung đột – phải và trái, tiến bộ và truyền thống – phân đoạn, phân cực, đồi bại và phản bội” theo bản chất thực sự của Giáo hội, vì Giáo hội Công giáo là một cơ thể luôn khủng hoảng, chính xác là vì cơ thể này còn sống”.
Ngài giải thích: “Sự mất ý nghĩa về một sự thuộc về chung, vốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoặc khẳng định một thái độ nào đó có tính cách chuộng giới tinh hoa và của ‘các nhóm kín’”. Ngài lấy làm tiếc, “lô-gích của xung đột luôn tìm thủ phạm để đổ tội và coi thường, tìm những người chính đáng để biện minh nhằm đưa ra nhận thức – thường như phép màu – rằng những tình huống như vậy và như vậy không thuộc về chúng ta”.
Các vấn đề luôn kết thúc ở các trang báo
Tuy nhiên, ngài cảnh báo về nguy cơ “vội vàng phán xét Giáo hội trên cơ sở những khủng hoảng do các vụ bê bối trong quá khứ và ngày nay”. Ngài nhấn mạnh: “Đã bao nhiêu lần những phân tích của chúng ta về giáo hội giống như những câu chuyện không có hy vọng”.
Ngài lấy làm tiếc, “các vấn đề thường kết thúc ngay lập tức trên các trang báo, trong khi những dấu hiệu hy vọng chỉ được đưa tin rất lâu sau đó”. Ngài mong, “sẽ thật tốt nếu chúng ta ngừng sống trong xung đột và thay vào đó chúng ta bắt đầu cảm thấy chúng ta đi đúng đường”.
Tin Mừng đặt chúng ta vào khủng hoảng
Không giống như xung đột, khủng hoảng là một phần của con đường này, bởi vì nó là “cái sàng để lọc lúa mì sau vụ gặt”. Ngài khẳng định, “Tin Mừng là người đầu tiên đặt chúng ta vào khủng hoảng”, và do đó, “ai không nhìn cuộc khủng hoảng dưới ánh sáng Tin Mừng thì họ chỉ muốn khám nghiệm tử thi.”
Chúng ta phải có “can đảm và khiêm tốn để nói to rằng thời kỳ khủng hoảng là thời kỳ của Chúa Thánh Thần, vì mọi thứ sẽ có một bước ngoặt mới chỉ nảy ra từ kinh nghiệm của một ân sủng ẩn giấu trong bóng tối”. Cuộc khủng hoảng cũng là dịp cho một tính đồng nghị lớn hơn.
Cải cách là mặc một “chiếc áo mới”
Đức Phanxicô nhấn mạnh, thời kỳ khủng hoảng là thời điểm cải cách, chúng ta phải ngừng suy nghĩ “giống như một miếng vá trên chiếc áo cũ, hoặc đơn giản là viết một Tông hiến mới, nhưng đúng hơn là một “chiếc áo mới”. Vì thế chúng ta phải chấp nhận cuộc khủng hoảng là “thời kỳ ân sủng để hiểu rõ hơn ý Chúa cho mỗi người chúng ta và cho toàn thể Giáo hội”.
Đức Phanxicô khẳng định: “Ở đây tại Giáo triều, những người làm chứng qua công việc khiêm tốn, kín đáo, thầm lặng, trung thành, chuyên nghiệp và trung thực là rất nhiều”, ngài ít chỉ trích việc quản trị trung ương của Giáo hội công giáo hơn so với các lần chúc trước đây. Ngài nồng nhiệt cám ơn về công việc của họ, nhưng thêm một lần nữa, ngài cảnh báo về thói “ nói xấu, buôn chuyện”.
Cuộc đời của chân phước Charles de Foucauld là món quà Giáng sinh
Đức Phanxicô tặng hai quyển sách cho Giáo triều vào dịp Giáng sinh. Quyển thứ nhất là quyển Cuộc đời của Charles de Foucauld mà ngài sẽ phong thánh. Quyển thứ hai là quyển Olotropia. Các động từ quen thuộc của kitô giáo. Con người được vén mở trong thời đại thay đổi, do Linh mục Gabriele Maria Corini, một học giả Kinh thánh người Ý viết.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Nhân viên của Vatican, không bị nghỉ việc, không bị xuống lương vì đại dịch