Thế giới hậu-Covid theo Đức Phanxicô

228

Thế giới hậu-Covid theo Đức Phanxicô

Trong quyển sách Một thời để thay đổi sẽ được nhà xuất bản Flammarion phát hành ngày 2 tháng 12, giữa tâm sự và suy tư, Đức Phanxicô nói về thế giới hậu Covid-19.

lavie.fr, Marie-Lucile Kubacki, 2020-11-24

Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung tại thư viện Tông Tòa, Vatican, ngày 20 tháng 5 năm 2020.  ANSA / PAOLO TODARO / ABACAPRESS

Giữa làn sóng đại dịch lần thứ nhì, Đức Phanxicô tâm sự thân mật về “ba Covid” của ngài: mối quan hệ của ngài với bệnh tật, sự bứng rễ và quyền lực. Ngài đã có cái nhìn tiên tri và sâu sắc trong quyển sách Một thời để thay đổi sẽ phát hành ngày 2 tháng 12, một trong các văn bản mạnh nhất triều giáo hoàng của ngài. Được viết khi “bị cách ly ở Vatican” – dịch bệnh bắt buộc, tất cả các chuyến tông du đều bị hủy bỏ – theo một loạt các cuộc phỏng vấn với nhà báo người Anh Austen Ivereigh và linh mục Benoist de Sinety, tổng đại diện của tổng giáo phận Paris viết lời nói đầu. Quyển sách được bà Natalia Trouiller và ông Charles Rochas dịch ra tiếng Pháp, vang lên như tiếng chuông báo động và hy vọng cho thế giới hậu Covid-19.

Đức Phanxicô khuyến khích xăn tay áo

Trong khi một phần của thế giới vẫn còn bị cách ly, sự triển khai này của Thông điệp Tất cả anh em Fratelli tutti, phản ánh qua một phong cách rất riêng tư, đây đúng là một luồng khí trong lành. Ở đây chúng ta thấy một chẩn đoán sáng suốt và đáng báo động về một thế giới đang ở trong khủng hoảng hệ thống nghiêm trọng, một chẩn đoán đã được đặt ra và giải thích trong hai thông điệp, Thông điệp Chúc Tụng Chúa  Laudato si’Thông điệp Tất cả anh em Fratelli tutti, với ý tưởng, khủng hoảng sức khỏe là giây phút của sự thật mà mỗi người, dù là cá nhân hay nhà nước, đều đưa ra ánh sáng các lựa chọn cho thấy các ưu tiên của mình. Nói chung, Đức Phanxicô phân tích giai đoạn này là cơ hội để nhân loại thắng lại trong cuộc chạy đua dẫn đến vực thẳm. Và đây đúng là lời động viên thực sự để xắn tay áo.

Như ngài đã làm trong bức thư gửi đến các phong trào bình dân, ngài khuyến khích chúng ta khám phá con đường thu nhập cơ bản chung, ngài viết: “Nhận thức được giá trị đối với xã hội việc làm của những người không được trả lương là một yếu tố cần thiết để chúng ta suy nghĩ về thế giới hậu-Covid. Chính vì vậy tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải xem lại các khái niệm như Thu nhập cơ bản chung (UBI), còn được gọi là Thuế thu nhập âm (INR): một loại chi trả khoán, vô điều kiện cho tất cả công dân, có thể được thanh toán qua hệ thống thuế.”

Các đoạn sâu sắc nhất liên quan đến các tâm sự, đôi khi rất thân mật của Đức Phanxicô. Trên bình diện cá nhân – và nhạy cảm – về mối quan hệ của ngài với quyền lực, ngài nhắc đến việc ngài phải lưu vong đến thành phố Cordoba khi còn là giám tỉnh trẻ. Ngài cho biết đã tận dụng thời gian này như thế nào để cầu nguyện… và đọc 37 tập sách Lịch sử các Giáo hoàng của sử gia người Áo Ludwig von Pastor viết, một loại “vắc xin” mà bây giờ ngài xem như một chuẩn bị để đối diện với những gì đang xảy ra ở giáo triều Vatican cũng như trong Giáo hội ngày nay. Nói rộng hơn, ngài cho rằng thời gian ở sa mạc này đã làm cho ngài “khoan dung hơn, thông hiểu tốt hơn, một khả năng tha thứ và đồng cảm với các người yếu đuối và không có quyền.” Sáng suốt, ngài nhận ra phong cách cai trị khá độc đoán của mình đôi khi tạo xáo trộn trong nội bộ, ngài thừa nhận cảnh giác vẫn phải cần và ngài thực hiện rất nghiêm túc trong công việc điều hành chính quyền của Giáo hội, không để rơi vào các lỗi lầm mà ngài mắc phải khi còn là bề trên.

Sự sợ hãi và căm ghét người khác không hòa giải được với Tin Mừng. – Đức Phanxicô

Người dân, một phạm trù thần bí

Một trong các điểm nổi bật của phản ánh chính trị liên quan đến chủ nghĩa dân túy. Đức Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo từ chối bất kỳ hình thức công cụ hóa người dân nào và kêu gọi mọi người không để mình bị đánh mất địa vị xã hội của mình. Như ngài đã nói trong các văn bản khác, ngài nhấn mạnh, người dân có một tâm hồn và phải cảnh báo chống lại “giới tinh hoa khai sáng”, những người áp đặt tiêu chí của họ bằng cách coi thường và loại trừ tất cả những ai không phù hợp với địa vị xã hội của họ, với tầm vóc đạo đức hoặc hệ tư tưởng của họ. Đức Phanxicô nhắc lại, con người không phải là tập hợp của các cá nhân, mà họ có tâm hồn và lương tâm, một kho báu thực sự đã được tạo ra trong suốt quá trình quan trọng của lịch sử mỗi quốc gia, cách tiếp cận này, trong đó chúng ta có thể nhận ra ngài chịu ảnh hưởng văn hóa của chủ nghĩa Peron, cũng như của các tư tưởng gia như nhà thần học Romano Guardini. Vì thế ngài khuyến khích không nên hài lòng với việc xem con người như một khái niệm xã hội hay chính trị, mà là một phạm trù thần bí.

Ngoài ra, ngài cũng nói đến sự khó chịu của mình khi nghe một số nhà lãnh đạo dân túy hiện nay phát biểu  ngài thấy bóng ma của những năm 1930 tái xuất hiện, “khi một số chế độ dân chủ nào đó suy sụp thành chế độ độc tài, dường như chỉ qua một đêm.” Thông điệp của ngài với người dân có thể tóm tắt một cách mạnh mẽ như sau: đừng khó chịu trước các kẻ thù tưởng tượng, vì mục đích duy nhất của các nhà lãnh đạo là khuấy động con bù nhìn sợ hãi, để đánh lạc hướng sự chú ý của bạn khỏi các vấn đề thực tế. Ngài đặc biệt cảnh báo chống lại một trong các hoang tưởng của chủ nghĩa dân tộc ở các nước có đa số người theo kitô giáo, để bảo vệ “nền văn minh kitô giáo”, một phát biểu mà ngài khẳng định, thúc đẩy những người có tôn giáo hoặc không tôn giáo, hời hợt bỏ phiếu cho những người theo chủ nghĩa dân túy để bảo vệ bản sắc tôn giáo của họ, “không quan tâm đến sự việc, sợ hãi và căm ghét người khác không hòa giải được với Tin Mừng.”

Bệnh viện làng quê

Trong cuộc chiến chống lại mọi hình thức đơn giản hóa trí tuệ nào, ngài ca ngợi phương pháp của nhà thần học Guardini, phương pháp tiếp cận trí tuệ mà ngài áp dụng: một tư duy cởi mở cho phép chúng ta điều hướng các xung đột “mà không bị mắc bẫy.” Cái bẫy ngài tố cáo, rõ ràng đó là thuyết tương đối, các chủ nghĩa luân lý – điều mà ngài rất ghét – khuynh hướng cho rằng có thể giải quyết mọi vấn đề bằng các phương trình và quy tắc, trái tim không bao giờ yên. Bởi vì, hãy cẩn thận, ngài nhắc lại, các sự thật khách quan và các nguyên tắc vững chắc – mà trong đó ngài kiên định – không phải là các xác tín, những điều hóa đá. Tóm lại, như ngài đã nói sau ngày bầu chọn, ngài cho rằng, để bảo đảm sứ mệnh của mình, Giáo hội nên có mô hình của một bệnh viện dã chiến, dùng sức mạnh để đón nhận những người bị tổn thương hơn là những người có thành trì vững chắc.

Mở ra… giải trung tâm… siêu việt. Và sau đó là hành động. – Đức Phanxicô

Ngoài ra ngài cũng mang đến nhiều trực giác mạnh mẽ cho Giáo hội, loại bỏ các nhà ý thức hệ tiến bộ cũng như bảo thủ, những người ngài đồng hóa họ đều có cùng khuynh hướng thế gian muốn cứu Giáo hội khỏi chính Giáo hội. Nếu ngài vừa nhắc lại mong muốn phụ nữ nên được công nhận nhiều hơn trong và bởi thể chế, và nỗi sợ hãi giáo sĩ hóa họ, khi hình dung một hình thức máy móc giáo sĩ nào đó hơi nhanh để chữa lành Giáo hội chỉ bằng vài mũi tiêm các nữ lãnh đạo đây đó, đây là lần đầu tiên ngài phát triển ý tưởng về chiến lược lật đổ quyền lực bởi các bên: đối với ngài, thách thức này không hơn không kém là thay đổi văn hóa thể chế. Đây là lần đầu tiên ngài đưa ra các vị trí như vị trí của các nữ chuyên gia cố vấn Vatican, cho phép các phụ nữ có ảnh hưởng mà không mất đi sự độc lập của họ.

Một thời để thay đổi là một văn bản làm cho chúng ta mơ ước và khát khao cho một thứ trật được thực hiện. Hơn nữa, nó kết thúc với việc sai đi, người công giáo cũng như người không công giáo lên đường nhận sứ mệnh. Đối với câu hỏi “làm gì?”, câu hỏi của những người cảm thấy mệt mỏi với thế giới cũ, mà không tìm được câu trả lời cụ thể, ngài khuyên nên đọc Tin Mừng và đến gõ cửa các hội đoàn, các nhà hưu dưỡng, các trung tâm tiếp nhận: “Khi nào bạn cảm thấy có cú hích, bạn ngừng lại và cầu nguyện. Bạn đọc Tin Mừng nếu bạn là kitô hữu. Hoặc chỉ cần tạo ra một khoảng không gian trong chính tâm hồn mình để lắng nghe. Mở ra… giải trung tâm… siêu việt. Và sau đó là hành động. Hãy gọi điện thoại, đi thăm, đề nghị giúp đỡ. Nói rằng, mình không biết họ đang làm gì, nhưng mình có thể giúp họ. Nói rằng bạn muốn trở thành một phần của thế giới mới và bạn nghĩ đây là một một bước khởi đầu tốt”. Ai hiểu thì được cứu rỗi.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Các tình huống Covid và ba cô đơn trong cuộc đời của Đức Phanxicô

Một thời để thay đổi sẽ được nhà xuất bản Flammarion phát hành ngày 2 tháng 12