Phân biệt chủng tộc dưới cái nhìn của các giáo sĩ da đen ở Quebec, Canada
presence-info.ca, Yves Casgtain, 2020-07-02
Linh mục Jacques Dorélien sinh ra tại Haiti. Cha xứ họ đạo Marie-Reine-des-Cœurs và Saint-Fabien tại thành phố Montreal, cha Dorélien là linh mục đã 19 năm nay. Giống như nhiều người dân ở Quebec, cha bị chấn động bởi cái chết của Georges Floyd.
Cái chết tàn khốc của George Floyd trong một vụ can thiệp của cảnh sát ở bang Minnesota nước Mỹ đã tạo một làn sóng chấn động vượt ngoài biên giới nước Mỹ. Hàng ngàn người thuộc mọi quốc tịch đã lên tiếng, họ mong muốn mọi người thay đổi thái độ đối với người thiểu số. Dù là một phong trào xã hội nó cũng ảnh hưởng đến các giáo hội. Báo Présence gặp hai linh mục của Giáo hội công giáo và một mục sư thuộc Giáo hội Thống nhất Canada (Église Unie de Canada), cả ba xuất thân từ sắc dân thiểu số da màu. Họ đồng ý chia sẻ suy nghĩ của mình về tình trạng phân biệt chủng tộc trong xã hội và tại các Giáo hội kitô giáo khác nhau.
Linh mục Jacques Dorélien sinh tại Haiti. Cha đến Quebec lúc 3 tuổi. Cha cười và nói: “Trên điện thoại, không ai biết tôi là người da đen”, cha tiếp chúng tôi ở văn phòng rộng lớn của cha.
Cha xứ họ đạo Marie-Reine-des-Cœurs và Saint-Fabien tại Montreal, cha Dorélien là linh mục đã 19 năm nay. Giống như nhiều người khác ở Quebec, cha bị chấn động vì cái chết của anh George Floyd.
“Tôi công nhận, cái chết này làm tôi bị chấn động. Tôi nghĩ: Thật không thể tin năm 2020 chúng ta vẫn còn ở tình trạng này!” Mọi người đều có quyền sống và có quyền khẳng định mình. Chúng ta đều là con người và là con cái của Chúa. Có một số người chưa hiểu điều này! Có một vấn đề lớn ở đây!”
Cách xa hơn, mục sư Samuel Vauvert Dansokho, thuộc Giáo hội Thống nhất Canada ở thành phố Sherbrooke còn quyết liệt hơn.
“Chuyện này làm máu tôi đông lại. Mới đầu tôi nghĩ đây thuần túy là một tai nạn. Nhưng sau đó tôi nhận ra đây là một vụ hành quyết trực tiếp. Gương mặt người cảnh sát không hận thù cũng không tức giận. Một sự hung bạo không tưởng tượng, bởi vì nó lạnh, lạnh như thực tế của nạn kỳ thị chủng tộc được thể chế hóa và được hệ thống hóa. Nó tạo ra rất nhiều cảm xúc. Nhưng là gì đi nữa, hệ thống này xây dựng trên cảm xúc. Đó là một khuôn khổ rất rất lạnh được áp dụng”.
Người gốc Sénégal, sau khi ở Mỹ 20 năm, mục sư Dansokho đến Quebec năm 2012. Bây giờ mục sư thuộc Giáo hội Thống nhất Plymouth-Trinity (mạng giáo sĩ da đen) của Giáo hội Thống nhất Canada, mục sư không ngần ngại hướng dẫn cho các thành viên của cộng đoàn mình, họ buộc phải dấn thân hành động để chống nạn phân biệt chủng tộc.
“Chúng ta có nghĩa vụ chống kỳ thị chủng tộc vì đó là tội phạm đến Đấng Tạo Hóa. Tôi đã không chọn làn da của mình. Tôi được tạo ra theo hình ảnh của Chúa.”
Lời nói đi đôi với hành động, mục sư đã tham gia vào một trong các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc được tổ chức tại Montreal sau cái chết của George Floyd.
“Trong tâm trí tôi, không một chút nghi ngờ tôi sẽ tham gia vào cuộc đi bộ này. Tôi giải thích với giáo dân của, khi đi bộ, tôi không phải chỉ đi cho phong trào Mọi Cuộc sống của người Da đen là đáng kể (Black Lives Matter) nhưng còn cho đời sống của tôi vì tôi là người Phi châu. Mọi người đều nói những gì xảy ra là ở nước Mỹ. Họ nói không có gì tương tự như vậy ở đây, may mắn thay. Đây là điều làm cho tôi đau lòng: mọi người chưa nhận thức đầy đủ về sự hiện diện của cái ác này ở đây.”
Tuy nhiên, theo mục sư, “nạn phân biệt chủng tộc ở khắp mọi nơi. Tôi nghĩ nó đã thâm nhập vào mọi thứ chúng ta có thể tưởng tượng, dù đó là Giáo hội, xã hội hay các mối quan hệ của chúng ta”.
Nhiều hơn là ngọn lửa rơm
Về phần mình, linh mục Lin Atipo, người gốc Congo, cha không ngần ngại bày tỏ sự tức giận trước cái chết của George Floyd.
“Thật khó hiểu khi chúng ta có loại hành vi này ở thế kỷ 21! Thật đáng buồn và không may. Nhất là cái cách hành quyết… Như thể người cảnh sát đó không hiện diện trước một con người. Điều này không giải thích được! Nó vượt xa sự hiểu biết của con người. Chúng ta không có đủ từ để mô tả điều này. Thật kinh khủng những gì đã xảy ra với người đó!”
Linh mục Lin Atipo và linh mục Marc Lahaie, giáo xứ Saint-Martin-de-Tours và Sainte-Marie-de-l’Incarnation
Cha Lin Atipo là linh mục giáo xứ Saint-Martin-de-Tours và Sainte-Marie-de-l’Incarnation vùng Grand-Mère và La Tuque, giáo phận Trois-Rivières, Quebec từ năm 2017. Ngày phỏng vấn, cha kỷ niệm 15 năm làm linh mục.
Cha hy vọng rằng các cuộc biểu tình sau cái chết của George Floyd sẽ mang lại các thay đổi sâu đậm. “Nó sẽ chỉ là một ngọn lửa rơm không? Tôi hy vọng là không!”
Cha Atipo mong cái chết của anh George Floyd sẽ làm người dân Quebec suy nghĩ về mối quan hệ của họ với người Bản địa.
“Đối diện với họ, chúng ta chưa mở lòng ra cho đủ, Thay vì nói, đây là một người mà tôi đón nhận, chúng ta thường nói, đây là người ăn cắp, đây là người nghiện ma túy. Họ là như vậy, họ là như kia. Do đó đối thoại bị chận lại”.
Mục sư Samuel Vauvert Dansokho, Giáo hội Thống nhất Canada
Theo mục sư Samuel Vauvert Dansokho, Canada quan tâm đến vấn đề kỳ thị nhờ Canada ý thức đến số phận của những người Bản địa.
“Trong lần họp của Ủy ban sự thật và hòa giải của Canada, chúng tôi đã nói nhiều đến các bất công mà người Bản địa phải chịu. Tôi hy vọng trong tương lai các kết quả của Ủy ban sẽ được chứng thực”.
Các giáo sĩ nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc
Theo ba nhân chứng của báo Présence phỏng vấn, phân biệt chủng tộc có mặt trong xã hội của chúng ta. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi các thành viên của hàng giáo sĩ là nạn nhân. Đây là trường hợp của cha Atipo.
“Tôi tổ chức tang lễ với một phụ nữ vừa mất mẹ. Mối liên hệ giữa chúng tôi rất tốt. Bà rời nhà xứ với niềm hy vọng trong lòng. Sau đó, nhà quàn điện thoại cho tôi biết, tang gia cho biết họ không muốn tôi cử hành tang lễ vì màu da của tôi”.
Về phần mình, cha Jacques Dorélien lưỡng lự khi được hỏi liệu cha có từng là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc hay không.
“Tôi có thể cũng bị! Tuy nhiên, tôi không dừng lại vì chuyện này! Vì vậy, tôi thực sự không thể nói nếu tôi có bị kỳ thị hay không!”
Cha Dorélien nhấn mạnh đến sự việc trong thời thơ ấu và niên thiếu, cha đã cố gắng để hòa nhập với người Quebec.
Cha giải thích: “Tôi lớn lên ở Quebec. Tôi lớn lên với người da trắng. Các cô bạn tóc vàng của tôi da trắng! Tôi đã cố gắng để sống với người Quebec. Tôi không ở trong vỏ ốc của tôi.”
Hai linh mục của Giáo hội công giáo tin rằng Giáo hội đã cố gắng hết sức để chống lại nạn phân biệt chủng tộc trong xã hội và trong hàng ngũ của mình. Cha Dorélien cũng mời các người công giáo thiểu số tham gia và theo cha, càng ngày họ càng tham gia rất nhiều.
Còn mục sư Samuel Vauvert Dansokho thì cho biết Giáo hội Thống nhất Canada hoạt động khá tốt trong lĩnh vực này.
“Tôi nghĩ so với các tổ chức khác thì tổ chức chúng tôi không đến nỗi tệ. Tuy nhiên, còn rất nhiều việc phải làm. Giáo hội Thống nhất Canada vẫn còn khá thuộc địa và tân thuộc địa trong các văn bản, trong ban quản trị của nó. Nội tình Giáo hội rất tốt. Cũng như với công lý và hòa giải với người Bản địa, tôi biết điều này sẽ làm tổn thương rất nhiều, nhưng Giáo hội Thống nhất Canada phải xem lại nhiều việc và ít nhất là nhận ra điều này.”
Theo mục sư, “mọi thứ không hoàn toàn ổn!” trong Giáo hội Thống nhất Canada và các Giáo hội kitô khác, bởi vì họ còn vẫn phải chịu hậu quả của một số hình thức truyền giáo được coi là thấp kém.
Bác sĩ mục sư Albert Schweitzer, người đã thành lập một bệnh viện ở Gabon năm 1913 là một nhà nhân văn vĩ đại. Tuy nhiên, trong đầu ông, ông không nghi ngờ gì: người châu Phi thua kém người châu Âu, trong chừng mực cả khi họ có thể được xem là anh em của mình, họ luôn là người anh em-Nhỏ”.
Tuy nhiên, mục sư hy vọng thế hệ của ông và thế hệ kế tiếp theo sẽ làm cho Giáo hội và xã hội thay đổi.
“Điều tôi muốn là chúng ta phát triển một loại kháng thể. Và kháng thể này sẽ trở thành một bản chất thứ nhì để chúng tôi là những người chống kỳ thị chủng tộc và cống hiến tất cả cuộc sống của chúng tôi vì nó. Nhưng điều này cần rất nhiều thời gian.”
Mục sư tin rằng để hiểu đầy đủ và chống lại nạn phân biệt chủng tộc, chúng ta phải quay trở lại cội nguồn của nó.
Mục sư tin chắc: “Chúng ta phải biết lịch sử của nó. Chúng ta không thể nói về phân biệt chủng tộc mà bỏ qua các nền tảng của nó, có nghĩa là, thực dân và chế độ nô lệ. Các Giáo hội có phần trách nhiệm của mình. Chế độ nô lệ xuyên Đại Tây Dương sẽ không biết đến chiều kích này nếu không có sự đồng lõa của các Quốc gia thuộc địa với một số nhà lãnh đạo châu Phi. Chúng ta tất cả đều đã can dự vào!”
Nguyễn Tùng Lâm dịch