Cộng đoàn, sự cần kíp của chúng ta
Trích sách Tập sống vượt lên nỗi sợ, Forgotten among the Lilies, Learning to Love Beyond Our Fears, Ronald Rolheiser
Tôi lớn lên trong một cộng đoàn coi trọng việc minh chứng. Chúng tôi luôn bận tâm về chữ tín. Chúng tôi nỗ lực rất nhiều để cho thấy đức tin có một ý nghĩa, rằng trở nên kitô hữu thì trọn vẹn hơn là phỉ báng nhân loại. Chúng tôi đặt ra đủ lý chứng để gây ấn tượng hoặc giảm uy tín những người không có đức tin: chứng minh có sự hiện hữu của Chúa, lập luận cho thấy lý do tại sao con người cần đến Chúa, làm các biểu đồ cố để nói lên hiệu lực của giáo hội trong tư cách một thể chế.
Thời trẻ lúc học thần học, tôi thường gặp dạng câu hỏi này trong lớp: “Tưởng tượng bạn đang ở trên xe buýt và gặp một người vô thần, làm sao bạn nói về Chúa với một người như vậy?”
Hoặc là người công giáo La Mã , “Tưởng tượng bạn đang ở trên xe buýt và gặp một người Tin Lành, làm sao bạn có thể nói được Giáo hội Công giáo La Mã là chính thống?”
Hầu hết những lý chứng đó không vượt xa hơn bức tường lớp học. Tôi đã làm thừa tác viên 15 năm và rất hiếm khi đặt các câu hỏi này cho người vô thần hay Tin Lành trên xe buýt, tàu lửa, tàu thủy hay máy bay. Hầu hết các cuộc chuyện trò chỉ xoay quanh các chuyện thể thao, giải trí, chính trị và ăn uống.
Dù vậy, tinh thần minh chứng kiểu xưa vẫn có giá trị của nó, nhờ đó đức tin trở nên khả tín hơn.
Chúng ta vẫn cần khoa minh giáo, tuy nhiên cử tọa thì đã gần như hoàn toàn thay đổi. Nếu ngày nay tôi viết hay dạy về khoa minh giáo, tôi sẽ đặt câu hỏi như sau: “Tưởng tượng bạn đang ngồi với người trong gia đình, một số từ lâu đã không đi nhà thờ cũng như không nghiêm túc giữ các điều răn luân lý, làm cách nào bạn chứng minh rằng đức tin và đạo Ki-tô là khả tín?” Được như vậy chúng ta đã tiến xa hơn là lý luận với người vô thần trên xe buýt!
Vấn đề về đức tin của chúng ta hôm nay là sự thiếu đức tin nơi những người tin. Đối với nhiều người trong chúng ta, đức tin vào Chúa Kitô là chút gì ít ỏi còn sót lại của việc giữ đạo.
Tôi nhận ra gì sau vấn đề này?
Tôi xin trình bày, vấn đề, dù có hay không, đó là vấn đề khả tín, đối với phần lớn chúng ta ngày hôm nay, đức tin đã không còn khả tín hay có thể sống được trong đức tin.
Tại sao? Tại sao Chúa Kitô được biết tới mà không thật sự được tin?
Nghiên cứu các bản văn tôn giáo giúp cho tôi có nhiều giải thích khác nhau. Những người bảo thủ quy cho việc thiếu cầu nguyện và đơn thuần do ngày nay người ta không còn giữ các điều răn. Nếu không cầu nguyện và đời sống đạo đức đi xuống, thì làm sao chúng ta mong có một đức tin vững mạnh?
Những người tự do thì cho rằng sự chậm chạp trong việc canh tân Giáo hội là nguyên do của vấn đề. Và họ biện minh, chúng ta không thật sự canh tân. Chúng ta vẫn còn cầu nguyên với Chúa, nói về Chúa, thờ phụng Chúa theo hình ảnh huyễn hoặc thời trung cổ.
Chúng ta có một thái độ kỳ quặc về tôn giáo. Chúng ta sống thời hiện đại nhưng cố gắng níu kéo cách giữ đạo xưa. Và điều này đã đẩy Thiên Chúa ra khỏi những điều quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Tôn giáo trở nên một hình thức nghệ thuật và nhà thờ là viện bảo tàng.
Những người chủ trương công bình xã hội cho rằng vấn đề này một phần do sống trong thừa mứa. Nếu Đức Ki-tô sống cho người nghèo và kitô hữu là sống với người khốn cùng thì chúng ta không thể sống lối sống dư giả và vị kỷ và cùng lúc giữ mối liên kết sâu đậm với Đức Kitô.
Mỗi luận điểm trên đều có cái đúng, nhưng xét cho cùng thì nguyên do thật sự của sự suy yếu đức tin và niềm hy vọng vào Đức Ki-tô còn có một cái gì ẩn sau những chuyện này.
Điểm đặc biệt nào ngày nay chúng ta thiếu trong tinh thần Kitô giáo để cho đức tin khả tín đối với mọi người và với mỗi gia đình chúng ta? Cộng đoàn. Điều cần kíp lớn nhất trong thời đại chúng ta, như Jim Wallis đã viết:
Không chỉ đơn thuần là loan báo Tin Mừng, rao giảng Phúc Âm; diakonia là gì? Có tinh thần đại kết phục vụ cho công bình; cho đặc sủng, cảm nhận được ơn; cũng không phải nói tiên tri, thử thách của Vua. Thời đại chúng ta cần nhất là sự hiệp thông, một đòi hỏi đơn giản để trở nên một hội thánh… để mang đến cho nhân loại một cộng đoàn sống động, có sức sống, yêu thương của Hội thánh. Đây là nền tảng của mọi câu trả lời. (Jim Wallis, The Call to Conversion, Lion, 1982)
Xét cho cùng, con người là những người bất khả tri về đức tin, về Đức Kitô, về Giáo hội cũng như họ bất khả tri về trải nghiệm của cộng đoàn. Khi có trải nghiệm về cộng đoàn mạnh thì đức tin trở nên mạnh. Thật vậy, một cách bất biến, ngày nay ở đâu có đức tin mạnh thì ở đó có cộng đoàn mạnh – nhóm sống đạo RCIA, nhóm Cursillo, nhóm Canh tân gia đình, nhóm công bình xã hội, nhóm Thánh Linh, nhóm học Phúc âm, nhóm Dòng ba. Những ngọn lửa nhiệt tình này gắn liền với Giáo hội, và rõ ràng tất cả họ có liên kết mạnh mẽ với kinh nghiệm cộng đoàn.
Cũng vậy, vượt qua nhiệt hứng ban đầu, người kitô hữu dấn thân sâu đậm, chúng ta thấy họ xuất thân từ cộng đoàn, từ phép Thánh Thể, từ cầu nguyện chung, cùng chia sẻ đời sống đạo đức trong Thánh Linh.
Kitô giáo, rốt cùng, là một nỗ lực chung. Chúng ta tin vào đạo khi cộng đoàn còn hoạt động, chúng ta ngừng tin khi cộng đoàn và gia đình gãy đổ.
Việc làm trước nhất của chúng ta ngày nay là sống với cộng đoàn. Nếu có thể làm được vậy, thì nhiệm thể hữu hình của Đức Ki-tô, là Giáo hội, sẽ hồi sinh cách lạ lùng.
Nguyễn Kim An dịch
Xin đọc: Giữ thăng bằng cho đức tin