Đức Phanxicô ra lệnh cho anh làm chứng, và chúng ta hiểu tại sao
fr.aleteia.org, Louise Alméras, 2019-05-27
© Paul Bablot
Ra đi trong cam kết với Sứ mạng Truyền giáo Nước ngoài Paris (MEP) một năm ở cộng đoàn Karen, Thái Lan, anh Paul Bablot đi xe đạp về Pháp theo con đường tơ lụa. Cuốn sách “Từ sông Cửu Long đến Quảng trường Thánh Phêrô” kể về hành trình đức tin không tưởng tượng được này của anh.
Cuộc phiêu lưu chưa xong và cuộc phiêu lưu này không giống bất cứ cuộc phiêu lưu nào. Cuộc phiêu lưu đã chắp cánh cho Joseph Kessel, Sylvain Tesson, Éric Tabarly hay Saint-Exupéry, như lá phổi thứ ba ghép vào thế giới và vào tương lai. Ngoài hai mươi, cũng đủ trang bị một ít để có hy vọng và thực tế. Paul Bablot tin tưởng vững mạnh vào sự dạy dỗ của Charles Peguy, anh biến lời dạy thành hành động qua chứng từ của mình. Và Alexandre Poussin đã khen anh trong lời nói đầu quyển sách. “Thật là một bài học cho chúng ta, những người chỉ dám ấp a ấp úng nói tin vào Chúa còn hơn tin vào tình cờ hay không tìn gì hết!” “Cảm ơn Paul đã làm cho chúng tôi sáng mắt ra”, “và đây là tin vui của quyển sách này, hậu sinh khá hơn thế hệ chúng tôi!”.
© Paul Bablot
Đạp để gặp thiểu số tích cực
Đạp về Paris. Cũng lạ cho ý nghĩ không về bằng máy bay dù đi máy bay chỉ mất vài giờ. Paul dường như không bao giờ có đủ giờ. Sau một năm phục vụ ở Thái Lan, anh đi gần 20.000 km. Từ vùng cao nguyên Việt Nam đến vùng đồng bằng rộng lớn ở Trung Á, qua sa mạc Iran, Đất Thánh và Vatican, đường về của anh là quang cảnh rộng lớn, phong phú bởi vô số cuộc gặp gỡ. Anh đi tìm các tín hữu kitô và anh đã gặp một số. Bởi vì họ là một thiểu số tích cực. “Stalin là nhà truyền giáo vĩ đại nhất ở châu Á. Bằng cách trục xuất người Đức và người Ba Lan, ông đã làm cho đức tin này thành đương đại”, anh hài hước kể khi nhắc đến các giai đoạn anh sống như đi hành hương. Cũng với giọng điệu giống như khi anh làm chứng cho thời của mình, che giấu đi sự nguội lạnh và thách thức với một giọng nhân bản hơn, khi cuộc phiêu lưu trở thành một nghệ thuật sống, để cười, và cuối cùng là “để là chính mình và để kéo dài”
© Paul Bablot
Đi thiện nguyện với Sứ mạng Truyền giáo Nước ngoài Paris không phải là “nhân đạo mà để phục vụ một mối giây liên hệ”, tại các giáo phận Á châu, làm thuận lợi cho mối dây liên kết thực sự trong giáo hội. Vì thế nhà phiêu lưu trẻ mời các bạn trẻ khác nên để ra một năm để “khám phá một nền văn hóa khác và thấy rằng sự phong phú được con người tạo ra”. Cũng là vượt lên giới hạn của mình, vượt ra khỏi cái nhìn ảo tưởng của tâm trí: “Chúng ta luôn có thể làm tốt hơn những gì chúng ta tưởng tượng!”
Tương lai thuộc về những người hy vọng
Các bức hình của chuyến đi trong quyển sách cho thấy anh ở trên đỉnh đèo Himalaya, giữa hai nhà thơ võ sĩ chính thống của Serbia, trong y phục truyền thống Giáng sinh ở Tây Tạng, trước Mộ Thánh và cuối cùng là Nhà thờ Đức Bà Paris một chiều tháng 12 năm 2017. Anh cũng đến Điện Biên Phủ, Tu viện Garni ở Armenia, dự chúa nhật Lễ Lá ở Uzbekistan. Ngoài cuộc phiêu lưu vĩ đại, mà với anh “phụng vụ giờ kinh là nhiên liệu tốt nhất thế giới” và chuỗi tràng hạt là dụng cụ để giúp “leo núi”, quyển sách của anh nối Lịch sử và đưa Lịch sử qua nhật ký của người công giáo phiêu lưu. Ngòi bút văn chương của anh cho chúng ta thấy, không phải anh chỉ mượn hy vọng của Charles Peguy.
© Paul Bablot
Anh nói với trang Aleteia: “Giới trẻ Công giáo Pháp đang đòi hỏi, giới trẻ này khát sự thật. Chúng ta đã đi từ kitô giáo truyền thống sang kitô giáo xác tín”. Và khi được hỏi liệu anh có nghĩ, điều tốt nhất vẫn còn ở trước mặt chúng ta hay không, anh trả lời với một lời bảo đảm đơn giản: “Khi tôi nhìn thấy các kitô hữu ở Châu Á, tôi không lo lắng về tương lai của các kitô hữu.” Như Louis Parrot đã nói trong quyển sách Trí thông minh đang gặp chiến tranh (L’intelligence en guerre, nxb. La Jeune Parque): “Chúng ta không thể chỉ sống với quá khứ như những người trục lợi ân sủng, một vốn liếng cạn nhanh cả về số lượng cũng như giá trị thiêng liêng. Danh tiếng đã được duy trì và được củng cố: chúng ta không thể súc miệng bằng những công thức đẹp đẽ kiểu “ơn gọi kitô giáo của Paris, trưởng nữ của Giáo hội”. (…) Đất nước này, giống như các quốc gia khác, có thể bị ngộ độc và biến mất nếu tại bất cứ thời điểm nào trong lịch sử, nó không còn sản sinh ra những người có khả năng duy trì tiềm năng sống của mình.”
© Paul Bablot
Paul Bablot đã kết luận trong cuốn sách của anh: “Giữ đích”, “đó là vấn đề tư thế, không phải địa lý hay vị trí xã hội”. Theo anh, “giữ khoảng cách, đó là thách thức thực sự”, anh giải thích với trang Aleteia, chúng ta có thể đơn giản thực hiện hàng ngày “bằng cách giữ lời và các cam kết của mình”. Khi anh gặp Đức Phanxicô ở Vatican, chúng ta hiểu rõ hơn vì sao Đức Giáo hoàng xin anh làm chứng cho chuyến đi của mình và ngài có lý.
“Từ sông Cửu Long đến Quảng trường Thánh Phêrô“, Paul Bablot, Tập Một, tháng 4 – 2019.
Marta An Nguyễn dịch
Paul Bablot, 24 tuổi, phiêu lưu với Chúa Kitô!
Paul Bablot, đạp xe đạp ở Á châu để gặp các cộng đoàn kitô hữu
Sapa, Lào Cai, chúng ta cùng đặt nhà thờ ở giữa làng