Các bài giảng tại Nhà nguyện Thánh Marta
Mỗi buổi sáng, trong các bài giảng ở Nhà nguyện Thánh Marta, đức giáo hoàng Phanxicô phác họa nhãn quan của ngài về Giáo hội cũng như về thế giới.
Từ nay, các nhân viên đủ mọi ban ngành ở Vatican đến dự thánh lễ mỗi ngày. Đơn sơ, đức giáo hoàng cầu nguyện bên cạnh họ.
Dần dần trở thành thói quen. Đức giáo hoàng quyết định ở lại Nhà trọ Thánh Marta thuộc nội thành Vatican, nơi các hồng y trọ khi về dự mật nghị, nhà nguyện ở ngay bên cạnh, nơi đây đức giáo hoàng dâng lễ mỗi ngày.
Bảy giờ sáng mỗi ngày, không khi nào ngài dâng lễ một mình, lúc nào ngài cũng đồng tế với các hồng y, các giám mục, các linh mục thường trú hay đang trọ ở đó.
Ngoài ra còn có cả trăm tín hữu, thường trú hoặc khách vãng lai. Và thế là từ nay, nhân viên đủ ban ngành ở Vatican từ người làm vườn, nhân viên bảo vệ an ninh, kế toán, truyền thông, bảo trì nhà cửa đến nhân viên các viện bảo tàng… mỗi buổi sáng họ nhanh chân đi lễ. Họ sống một bối cảnh chưa từng có: cùng ngồi băng ghế cầu nguyện với đức giáo hoàng sau thánh lễ.
Cô Caroline, một nhân viên trẻ người Pháp kể: “Tôi xúc động khi thấy ngài đi về chiếc ghế bên cạnh tôi ở cuối nhà nguyện, ngài ngồi xuống và cầu nguyện. Điều tốt đẹp nhất để tôi làm lúc này là cùng cầu nguyện với ngài, bên cạnh ngài.”
Ai cũng muốn có tấm hình với giáo hoàng
Sau đó ngài chào từng người một, nhiếp ảnh gia báo Osservatore Romano với dàn máy cồng kềnh bị ngập đầu với người đi lễ, ai cũng muốn có một tấm hình với giáo hoàng.
Các bài giảng hàng ngày của ngài có tính cách riêng tư, phần lớn là ứng khẩu, phác họa đích thực phong cách “mục vụ giáo hoàng” với từ ngữ đơn giản giới thiệu trước bài giảng chính, một loại “huấn quyền bỏ túi” được báo Osservatore Romano đăng lại.
Sáng thứ hai, 8 tháng 4, 2013, giáo hoàng Phanxicô mô tả khái niệm khiêm tốn của ngài theo tinh thần kitô, một khái niệm “không phải cúi đầu để đi,” nhưng ngược lại “đi suốt đường dài với tinh thần khiêm tốn, một tinh thần được chọn để đi mãi mãi, với đức mến.”
Sáng thứ bảy, 6 tháng 4 năm 2013, ngài nhắc đến các thánh tử đạo trong lịch sử Giáo hội. Họ là những người mà chúng ta không thể im lặng, đó là thánh Phêrô, thánh Phaolô. Họ cho chúng ta sức mạnh khi chúng ta yếu lòng tin. Họ cho chúng ta sức mạnh để đi đến đàng trước với đức tin chúng ta đã nhận được, đức tin Chúa trao ban cho tất cả mọi dân tộc. Các “tín hữu nguội lạnh không làm cho mình vững mạnh trong Giáo hội sẽ không đi trong sự hiện diện của Chúa.”
Luôn luôn khởi đầu bằng bài Phúc Âm, ngày 25 tháng 4, 2013, giáo hoàng nói, Giáo hội không phải là một cơ quan Phi chính phủ: “Khi bệnh quan liêu và bệnh điều hành chiếm ưu thế, Giáo hội sẽ mất chân đứng và có nguy cơ biến thành thành một cơ quan phi chính phủ.”
“Giáo hội cũng không phải là nhà trẻ” (18 tháng 4). Lúc đó Giáo hội sẽ là Giáo hội ru ngủ không phải là “bà mẹ nuôi dạy con.”
Giáo hội này “phải được giải thoát khỏi ý thức hệ” (21 tháng 4). Vì Lời Chúa nói với chúng ta điều làm cho chúng ta xúc động, lời nói yêu thương làm chúng ta biết yêu thương.”
Chính xác, “Thiên Chúa không phải là vị thần bất định và khuếch tán, một loại thuốc xịt đem xịt khắp nơi: nói với Chúa giống như nói với một người, với Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần.” (19 tháng 4)
Trong lòng Giáo hội, các “tín hữu vòng ngoài (21 tháng 4) nhỏ to và gây tai tiếng, họ có một giáo hội riêng, họ là tín hữu lạnh nhạt không làm cho mình vững mạnh trong Giáo hội, không đi trong sự hiện diện của Thiên Chúa.”
Cũng vậy, đức giáo hoàng tấn công “các loại tin bịa đặt đã hủy hoại công trình của Chúa vì nó xuất phát từ hận thù. Nó là con đẻ của dối trá,” ma quỷ là từ ngữ giáo hoàng hay dùng.
Đức giáo hoàng Phanxicô nói, trọng tâm là Chúa Kitô “cánh cửa mở Nước Trời, ai đi vào bằng cánh cửa này thì không bị lầm lạc.” Cánh cửa này là cánh cửa của Bảy Mối Phúc Thật: “Đi theo cách này, con sẽ khiêm tốn, khó nghèo, hiền lành và công chính.” (23 tháng 4)
Các ký giả được phép tác nghiệp ở Tòa Thánh luôn luôn chờ “đến phiên họ.”
Ý thức mình có tội là nét đặc biệt của tính khiêm tốn, đức tính cần có để xin ơn hòa giải. Khi giải thích về bí tích hoà giải, đức giáo hoàng kết luận bài giảng như sau: “Đi xưng tội như bị tra tấn? Không! Đó là ca tụng Thiên Chúa vì tôi có tội và được Ngài cứu. Ngài chờ để đánh tôi? Không, Ngài dịu dàng chờ để tha thứ cho tôi. Và nếu ngày mai tôi phạm tội lại? Ngài lại tha thứ cho tôi và cứ như thế cho đến mãi mãi… Ngài luôn luôn chờ tôi.”
Cứ thế, qua các bài giảng, ngài phác họa một cách rõ ràng các giáo điều.
Nghịch lý: Vì nghề nghiệp, có lẽ người chăm chỉ nghe các bài giảng của giáo hoàng nhất là các ký giả, những ký giả được phép vào Phòng Báo chí của Tòa Thánh, họ luôn luôn chờ “đến phiên mình” ở Nhà nguyện Thánh Marta. Đúng là ngài đọc báo rất nhiều, có thói quen điện thoại cho bạn bè, người quen biết nhưng không bao giờ cảm thấy thoải mái khi tiếp xức với giới truyền thông.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc: 1500 ngày và hơn 500 bài giảng ở Nhà nguyện Thánh Mácta
Những hạt ngọc của Nhà nguyện Thánh Mácta
Làm thế nào để tham dự thánh lễ của Đức Phanxicô ở Nhà nguyện Thánh Marta?