“Khủng hoảng niềm tin sâu đậm và toàn thể”
belgicatho.hautetfort.com, 2018-09-19
Trích bài giảng của Đức Hồng y Gerhard Ludwig Müller trong lễ chịu chức của một tân linh mục ở nhà thờ Thánh Anê, Rôma:
“ (…) Giáo hội, ơn của Chúa được giao phó vào bàn tay con người, trong quan điểm của con người, Giáo hội đang ở trong cơn khủng hoảng sâu đậm và toàn thể, cơn khủng hoảng do con người gây ra. Trong giai đoạn bi thảm này, chúng ta hãi sợ các hệ quả tiêu cực của các vụ tai tiếng và sai lầm trong việc quản trị. Một cách tự nhiên, chúng ta nghĩ đến sự ly khai của kitô giáo phương Tây ở thế kỷ 16, hay sự thế tục hóa đời sống tôn giáo sau phong trào Ánh sáng và Cách mạng Pháp.
Đây không phải là do chủ nghĩa giáo quyền, và tất cả những gì chúng ta nói về thuật ngữ này, nhưng là do việc chúng ta quay lưng với sự thật và để tự do đi theo dòng của các vấn đề đạo đức. Sự thoái hóa về giáo điều kéo theo sự thoái hóa đạo đức và được thể hiện nơi sự thoái hóa đạo đức này. Tội nặng đã phạm, tội chống lại sự thánh thiện của Giáo hội, không hối tiếc, không hối hận, đó là hệ quả của chủ thuyết tương đối thấm nhập trong các nền tảng của giáo điều Giáo hội. Đó là lý do đích thực cho những gì làm sốc, làm đảo lộn hiện nay cho hàng triệu tín hữu công giáo, họ sống trong sự thất vọng não nề. Khi phân tích các lý do của vụ cắt đứt của Giáo hội độc nhất của Chúa Kitô vào thế kỷ 16, chuyên gia về lịch sử Giáo hội Hubert Jedin (1900-1980) đã ghi nhận trong tập đầu tiên “Lịch sử Công đồng Trente” rằng, “chữ cải cách đã cho phép che giấu đi sự dị giáo và sự cắt đứt nảy sinh trong Giáo hội”.
Và ngày nay, cũng như thời đó, có nhiều vấn đề của cải cách. Điều gì ẩn giấu đàng sau câu tuyên truyềnbóng loáng mà giới truyền thông rất mê thích: “Cải cách Giáo triều và toàn Giáo hội”, nếu đó không phải là sự thấu hiểu được làm mới lại về sự thật của mạc khải và đời sống trong bước chân của Chúa Kitô, như tôi từng hy vọng đó không? Cải cách đích thực không phải ở việc thế tục hóa Giáo hội nhưng là thánh hóa con người theo Chúa.
Đây không phải là cải cách như người ta vẫn nghĩ, mà không đụng vào giáo điều của Giáo hội, được phát minh vì yếu đuối của con người cho một mục vụ mới, nó sẽ làm giảm đòi hỏi cho sự thật Lời Chúa và cho đạo đức kitô giáo.
Sự giải thoát khỏi tội, sự cứu chuộc, là điều thực sự được xây dựng trên việc Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Không có chân lý Nhập thể, Giáo hội sẽ chỉ là một tổ chức thế tục nhằm cải thiện tình trạng con người. Giáo hội sẽ không có một tác động nào niềm khao khát Thiên Chúa của chúng ta, trên hy vọng của một đời sống vĩnh cửu. Linh mục chỉ là một công chức của một phong trào xã hội đượm sắc tôn giáo.
Giáo hội không có một độ tin cậy và thích đáng nào nếu Giáo hội sống như chiếc rờ-mọt của thế giới, sống theo thời, Giáo hội chỉ có thể đi tới đàng trước khi giương cao ngọn đuốc chân lý của Chúa Kitô. Chúng ta không được tìm cách làm cho mình thành quan trọng với các chủ đề phụ, lấy mối quan tâm của người khác, những người không muốn tin Chúa là nguồn gốc và mục đích duy nhất của con người và của mọi sáng tạo.
Bởi vì nguy hiểm đích thực đang gờm nhân loại lúc này là tội, là thiếu đức tin, là suy sụp đạo đức, khi không còn ai nhận ra đâu là tốt đâu là xấu, không còn ai giảng dạy để phân biệt giữa cái tốt và cái xấu. Người bạn tốt của thiên nhiên, người bảo vệ môi sinh mạnh nhất là người loan báo Tin Mừng, người loan truyền ý tưởng chỉ có thể sống còn trong Chúa, chứ không phải sống một cách hạn chế, cho qua thời nhưng là sống mãi mãi và vô tận.
Quan điểm cho rằng giáo điều kitô giáo không còn là nguồn gốc và tiêu chỉ mà trên đó đạo đức và sứ vụ được xây dựng, cho thấy đó là quan điểm dị giáo về mặt kitô học. Dị giáo chống Chúa Kitô giảng dạy chân lý và Chúa Kitô mục tử nhân lành. Nhưng Chúa Kitô là một và duy nhất là một. Ngài đã không im lặng trước quan Philatô, nhưng Ngài đã đưa ra lời chứng mạnh mẽ (1Tm 6, 14). Chúa Giêsu chống đối chủ thuyết tương đối của quan Philatô, người đồng hóa chủ thuyết hoài nghi quyền lực trần gian với quyền lực cứu rỗi của chân lý Chúa Kitô: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. ai đứng về sự thật thì nghe tiếng tôi”. (Ga, 18, 37). (…)
Trong khi Chúa Kitô vô tội, các tín hữu và mục tử của họ cần được tha thứ cho tội lỗi của mình. Công nhận mình có tội được xưng ở tòa giải tội. Nhưng nếu những người thánh hiến cho Chúa, hoài nghi khinh thường ơn gọi của mình, đưa họ đến một đời sống hai mặt, thì khi đó phải đưa họ ra tòa án giáo hội. Các hành động xấu phải được tòa có thẩm quyền của Giáo hội xét xử; những người phạm tội phải bị xét xử và trừng phạt thích đáng. Bất cứ ai xem công bằng giáo hội không phù hợp với Tin Mừng của tình yêu, thì người đó không hành động với lòng thương xót, nhưng với lòng khinh miệt của người đã nhầm lẫn về quyền và phẩm giá của mình. “Khốn cho thế gian, vì làm cớ cho người ta sa ngã. Tất nhiên phải có những cớ gây sa ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta sa ngã!” (Mt 18, 7). Điều này áp dụng đặc biệt cho những người, mà qua trách vụ thánh thiêng của họ, được xem là gương mẫu cho tín hữu, được nhận ơn thánh hiến của mình với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. (…) ”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc: Để có một Giáo hội khả tín