Các trẻ em được cơ quan xã hội nuôi thành công trong cuộc đời

128

Các trẻ em được cơ quan xã hội nuôi thành công trong cuộc đời

Nhà trẻ em theo tính cách xã hội (Mecs) của tổ chức Apprentis ở Auteuil, Thiais (94). / J.-P. Pouteau/Apprentis d’Auteuilla-croix.com, Emmanuelle Lucas, 2018-05-08

Gần một nửa trong số 300 000 trẻ em được ban bảo vệ tuổi thơ theo dõi lớn lên trong các mái ấm hay các gia đình tiếp nhận. Các em là con của các gia đình ngược đãi em bé, bạo lực, cha mẹ không đảm trách việc giáo dục con cái được. Các em sống trong các trung tâm nhỏ hoặc các gia đình tiếp nhận.

Các em “thoát” được. Bây giờ Jérémy, Isabelle và Yacine trưởng thành tốt. Tuy nhiên đừng nói với các em, các em là cựu thành viên của Cơ quan Xã hội bảo vệ Tuổi thơ (ASE) với giọng điệu tội nghiệp. Các em thuộc lòng tất cả các thành kiến tiêu cực dính liền với ba chữ ASE. Người ta thường nói đến các em thuộc Cơ quan bảo vệ Tuổi thơ là các trẻ vị thành niên phạm pháp, chẳng làm được tích sự gì ngoài đi lang thang, hoặc các em sẽ là các cha mẹ tương lai đối xử tệ với con cái.

Sau khi nếm mùi ở trong cơ quan bảo vệ tuổi thơ, rồi sau đó lớn lên giữa các trung tâm nhỏ và gia đình tiếp nhận, ba em trẻ này sẽ vặn cổ những ai có thành kiến. Quá trình của các em là bằng chứng nổi bật, không phải những gì mình đã sống trong tuổi thơ là quyết định tất cả, rằng, dù có một gia đình thiếu sót, nhưng mình có thể tự tái dựng. 

“Tôi muốn là người cha tốt nhất”

Anh Jérémy, 30 tuổi

“Tôi luôn nhớ ngày tôi đến làng trẻ em. Lần đầu tiên, chúng tôi, các em trai tôi, chị tôi và tôi có một gia đình thật sự, mỗi người được một phòng và một “bà mẹ SOS” nuôi dưỡng. Tuy vậy, tôi sớm kinh hãi với những người nói “coi chừng, con có vấn đề khi còn nhỏ, con sẽ trở thành các trường hợp của xã hội”. Vì thế tôi tự hứa hai chuyện: thành công và cho con cái tôi sau này tình thương mà tôi không nhận được từ cha mẹ tôi.

Lúc lên 8, tôi cắt đứt liên lạc với mẹ tôi, dù sao bà cũng chẳng bao giờ cho chúng tôi tin tức. Chúng tôi cũng xa cha vì ông bạc đãi chúng tôi. Tôi chỉ gặp ông lại một lần, hai năm trước khi ông chết. Khi đó tôi 14 tuổi, tôi đến thăm ông ở bệnh viện và tôi nói với ông, tôi tha lỗi cho ông. Tôi nghĩ, quan trọng là phải nói.

Từ đó, tôi lớn lên tốt. Tôi có hai bằng kỹ thuật trong túi nhờ lời khuyên của một nữ chuyên gia tư vấn. Bây giờ tôi phụ trách phát triển các thương vụ cho một hãng dược phẩm. Tôi may mắn được gia đình của một bạn ở trường trung học hỗ trợ. Rồi tôi được Camille, bạn gái tôi nâng đỡ.

Mọi chuyện tốt đẹp với tôi, quá khứ đã thành quá khứ. Tuy nhiên tôi tiếp tục giúp các em tôi, các em tôi bị nhiều hệ quả hơn tôi. Một trong các em trai tôi là người vô gia cư. Có lúc tôi đã cho người này người kia cho đến 400 âu kim mỗi tháng trong số tôi nhận 700 âu kim hàng tháng khi đi học. Và bỗng, hàng  năm các em tôi chúc “lễ người cha” cho tôi, các em gọi tôi là “papa”. Tôi như thế vai người cha cho các em.

Tôi vẫn còn rất bực mình với thành kiến khi người ta nói về các em bé bị ngược đãi. Camille đang chờ sinh em bé, tôi sẽ làm cha lần đầu tiên vào tháng 7 này. Tôi rất giận những người không biết gì hết, nhưng luôn lặp đi lặp lại, các trẻ em bị ngược đãi sẽ trở thành cha mẹ ngược đãi. Tôi đi tìm hiểu. Trong thực tế, chỉ có 5 đến 10 % ở trong các trường hợp này. Tôi thề, tôi sẽ chứng minh ngược lại chuyện này, tôi sẽ là người cha tốt nhất trong các người cha”.

“Làm gương tốt” 

Cô Isabelle, 35 tuổi

“Lúc lên 10, tôi vào cơ quan xã hội cùng với em gái nhỏ hơn tôi 2 tuổi. Cho đến lúc đó, hai chị em tôi sống gần như không có gì, không nước nóng, không có bao nhiêu thức ăn trong đĩa ăn. Mẹ tôi không quan tâm gì đến chúng tôi. Tôi rất gần với cha tôi, ông săn sóc chúng tôi nhưng ông không có học và không có việc làm.

Được vào một trung tâm của cơ quan xã hội là được nâng đỡ: sạch sẽ, được chăm sóc. Với thời gian, tôi thay đổi chỗ ở ba lần vì lớn lên, tôi muốn tự lập hơn. Em tôi theo tôi từ gia đình tiếp nhận qua đến mái ấm trung tâm. Bây giờ hai chị em tôi thành công trong đời sống. Tôi nghĩ em tôi hạnh phúc. Em sống ở Bretagne với chồng và nhiều con cái chung quanh em.

Còn tôi, tôi sống với bạn trai, tôi có một đứa con trai 4 tuổi. Ngay khi tôi ôm con vào lòng, tôi thương con vô bờ bến. Điều làm cho tôi khác với các bà mẹ khác, tôi là bà mẹ quá bảo vệ con. Con tôi có nhiều thứ hơn là tôi có khi còn nhỏ!

Chỉ có một điều tôi lấy làm tiếc là các cựu em bé ở trong các trung tâm không làm chứng nhiều hơn. Họ phải đến các trung tâm để kể làm thế nào họ đã lớn lên, đã thành công. như thế sẽ làm gương tốt cho các em bé khác. chúng rất cần!” 

“Tôi thoát được võ ốc của tôi” 

Yacine, 22 tuổi

“Tôi có bằng tú tài lúc 17 tuổi và bây giờ tôi vào trường kỹ sư. Tôi nợ làng trẻ em rất nhiều, đó là nơi tôi được đưa vào ở Soissons (Aisne). Tôi thường nghĩ đến lời khuyên của một trong các cô giáo, cô thường hay nói: “Con hãy suy nghĩ như con kiến, con kiến lo vấn đề của nhau”. Đúng, tôi đã làm như vậy. Được nuôi dạy trong một làng trẻ con, với các em bé khác là một may mắn. Nhờ vậy tôi ra được võ ốc và tôi xây dựng con người của tôi.

Em trai tôi, nhỏ hơn tôi hai tuổi cũng vào mái ấm trung tâm, và em cũng thành công. Em theo học ngành xã hội, sau này em muốn thành nhà giáo. Thỉnh thoảng tôi gặp mẹ tôi, nhưng giao tiếp giữa hai mẹ con thiếu nồng ấm. Tôi thương bạn trai của tôi nhiều, tôi gặp anh trong làng. Cả hai chúng tôi là người có kiến thức vững, anh cũng ở trong ngành kỹ sư.

Tôi gặp may, cô bạn gái và gia đình của cô tin tưởng ở tôi. Trên một vài khía cạnh, khi mình không có gia đình thì có nhiều chuyện mình không biết làm như thế nào. Tôi nhận ra, không phải lúc nào tôi cũng có phản ứng đúng. Chẳng hạn, tôi ngạc nhiên khi thấy trong gia đình bạn tôi, người này người kia gọi nhau, hỏi tiếp tục nhau. Tôi, tôi không biết làm như vậy. Nhưng họ rất thiện cảm, họ không bực tôi. Nhờ cái nhìn của họ, tôi cảm thấy mình được dự phần vào gia đình”.

Marta An Nguyễn dịch