Thế hệ “Y”, giữa tái sáng tạo nghề nghiệp và đi tìm một ý nghĩa

197

Thế hệ “Y”, giữa tái sáng tạo nghề nghiệp và đi tìm một ý nghĩa

fr.aleteia.org, Gabrielle de Loynes (luật sư), 2018-05-04

Tôi có ở đúng chỗ trong những gì tôi làm không? Nếu tôi không làm gì thì tôi có đi bên cạnh đời mình phải không? Trước ngưỡng tuổi 30, thế hệ sinh giữa những năm 1980 và 1995 được gọi là thế hệ “Y”, các bạn trẻ tự hỏi về ý nghĩa mình mang đến cho công việc và để… đổi nghề.

Cô Marion de La Forest Divonne, 31 tuổi là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ này: người đầy bằng cấp, năng động, nhiệt tình và luôn đi tìm một ý nghĩa cho đời mình. Sau thời gian học ở một trường thương mại nổi tiếng, cô bắt đầu bằng một công việc hứa hẹn trong ngành nghiên cứu thị trường, năm 28 tuổi cô đổi ngành, cô làm chuyên gia cố vấn cho phát triển cá nhân và nghề nghiệp.  Trong tác phẩm Đổi nghề… khi vừa mới bắt đầu, cô đưa ra các bí quyết để thành công khi đổi nghề.  

“Y”, thế hệ tái sáng tạo

Chưa bao giờ một thế hệ vừa có nhiều bằng cấp và vừa vỡ mộng về thế giới việc làm như vậy. Sinh giữa những năm 1980 và 1995, các “Y” là 40% những người hoạt động tích cực hiện nay ở Pháp. Được các cha mẹ thế hệ  “sau chiến tranh” (baby-boomer) nuôi dạy bởi ý tưởng chỉ có học cao mới có tương lai tốt đẹp, phải làm việc cực nhọc để hưởng được thành quả: nghỉ hè dưới ánh sáng mặt trời, về hưu an toàn.

Mọi sự đã được dự trù, ngoại trừ năm 2008 hệ thống ngân hàng Lehman Brothers phá sản. Một biến cố mở đầu cho nhiều năm khủng hoảng mà thế giới bây giờ vẫn chưa phục hồi lại được. Giai đoạn này cùng một lúc với thế hệ “Y” bước chân vào thế giới làm việc. Hai yếu tố thúc đẩy thế hệ này hy sinh cho tất cả: khủng hoảng và thất nghiệp. Theo một tài liệu nghiên cứu được hãng thăm dò PWC công bố năm 2012, “gần ba phần tư người trẻ thế hệ Y phải có những thỏa hiệp để vào thế giới công ăn việc làm”. Kết quả có 70% trong số họ nghĩ việc làm không phù với các khát nguyện của họ.

Thế hệ “Y” có đặc tính riêng của mình. Được giáo dục cẩn thận, hiểu giá trị và đề phòng được mâu thuẫn, là thế hệ nối mạng, lướt mạng, uyển chuyển, ít chịu được tình trạng bất mãn, thiếu kiên nhẫn, có tinh thần dấn thân và có lý tưởng. Ý thức về các phương tiện mà xã hội hiện nay cho mình, của tình trạng tự điều hành công ty, không theo lối cũ, họ không còn chờ trên 40 tuổi để trưởng thành trong công việc. 

Có một độ lùi để tái tập trung

Có bình thường để khởi sự kiểm soát công việc từ thứ hai đến cuối tuần? Mơ 47 tuần làm việc, 5 tuần nghỉ hè? U sầu ngày chúa nhật và căng thẳng ngày thứ hai? Cảm thấy bực bội, stress? Là nạn nhân của công việc tràn ngập hay ngược lại chán việc? Thế hệ Y gần như không vướng vào. Khi công việc hàng ngày không có ý nghĩa, công việc không minh bạch thì sẽ làm cho thế hệ này chán. Theo nhà nhân chủng học người Mỹ David Graeber, sự chán nản này một phần liên hệ đến hiện tượng “không thèm việc”, đặc biệt là những nghề phục vụ, cạo giấy, nhân viên văn phòng, nhiều việc nghe thì có chức vị oai nhưng mục đích và thực chất thì giả tạo.

Đứng trước sự kiện này, cô Marion de La Forest Divonne mời các bạn trẻ năng động có một độ lùi về quá trình của mình, chịu khó nghe “tiếng nói bên trong” của mình. Rất nhiều yếu tố quyết định cho sự định hướng nghề nghiệp: ơn gọi, gia đình, các điều kiện đảm bảo để học “tổng quát” hay “chuyên sâu”, các cơ hội, lời khuyên của chuyên gia. Đã đến lúc xem lại ảnh hưởng có thể quyết định cho sự định hướng và xác nhận mình đích thực là ai. 

Làm lợi thêm tài năng của mình

Giai đoạn thứ nhì này không thể không làm cho chúng ta nghĩ đến dụ ngôn các nén bạc. Tác giả xác định mỗi người chúng ta đều nhận một “số nén tài năng duy nhất” và “phát triển nó là sứ vụ chúng ta phải đặt lên hàng đầu”. Các tài năng là những chuyện chúng ta làm dễ dàng, tự nhiên và theo bản năng. Các công việc không đáng kể mà nhiều người khen “bạn có khiếu”, “bạn được ơn, bạn có con mắt, bạn làm thật dễ dàng”. Thường trong các thú vui, các thảo luận sinh động cho thấy nét đặc biệt của bạn.

Một số thử nghiện nhân cách trong khoa tâm lý có thể giúp thế hệ “Y” tìm căn tính của mình. Sau đó phải bỏ các hạn chế riêng, các chuyện làm chận đứng, các nỗi sợ. Các nỗi sợ này làm cho người tôi tớ nói với Chủ của mình: “Tôi đâm sợ, tôi đem chôn yén bạc của ông dưới đất » (Mt 25, 14-30). Tác giả khuyên thế hệ “Y” phải bước qua các hàng rào cản tâm lý, ra khỏi khung tiện nghi của mình để làm lợi các nén bạc mình đã nhận. Ra khỏi vùng tiện nghi là dám vượt bất trắc để làm công việc của mình và vui trong công việc đó.

Đi từ giấc mơ qua thực tế

Dĩ nhiên không phải là ngày hôm trước hôm sau nhảy vào khoảng trống mà không chuẩn bị trước. Tác giả xin thế hệ “Y” tìm hiểu nhiều khía cạnh trước khi đổi ngành nghề: nghề, địa vị, lối sống, công việc tương lai. Gặp các người đi trước để có thêm kinh nghiệm, thử việc, hỏi ý kiến người thân, tất cả đều cần thiết để việc đổi ngành nghề được thành công. Đây không phải là mê hoặc một “công việc hoàn hảo”, nhưng là biết các thuận tiện, các bất tiện và các giới hạn của mình. Tôi có sẵn sàng kiếm ít tiền hơn nhưng tôi được phát triển về mặt cá nhân hơn không? Tôi có làm việc một mình được? Tôi có cần lợi tức cố định và thường xuyên? Nó có phù hợp với đời sống cá nhân và gia đình của tôi không?

Sự chuẩn bị cụ thể và về mặt vật chất là điều kiện để việc đổi ngành nghề được thành công. Cuối cùng,  tác giả khuyên, không phải chê nghề cũ của mình nhưng nghề cũ cũng có các điểm tích cực và đó cũng là quá trình của mình, tác giả khuyên thế hệ “Y” nâng cao, tạo nên “thương hiệu” riêng trong một thực tế đặc biệt riêng của nó.

Đổi nghề… khi vừa mới bắt đầu, (Réinventer sa vie professionnelle… quand on vient de la commencer), Marion de La Forest Divonne, nxb. Eyrolles.

Marta An Nguyễn dịch